menu
Cây dược liệu Cây tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất - Panax pseudo-ginseng
Cây dược liệu Cây tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất - Panax pseudo-ginseng
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Tam thất là một cây thuốc quý, các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh về tim mạch….., nhu cầu sử dụng trong nước cao và tiềm năng xuất khẩu lớn. Trên thực tế, Tam thất quý không kém Nhân sâm (về hàm lượng Saponin), thậm trí quý hơn về một số tác dụng sinh học đặc biệt. Dưới đây là kiến thức tổng quan về cây Tam thất.

1. Thông tin tổng hợp mô tả đầy đủ để nhận biết đúng loại cây Tam Thất

Thông tin tổng hợp mô tả đầy đủ để nhận biết đúng loại cây Tam Thất Tam thất - Panax Pseudo-ginseng

Thông tin mô tả theo " Thực Vật Việt Nam"

Tên Khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall.

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Tam thất; Thổ tam thất; sâm tam thất; kim bất hoán

Tên khác: Panax shin-seng Nees var. nepalensis Nees.; Aralia pseudoginsengBenth. ex C.B. Clarke; A. quinquefolia Decne. & Planch. var. pseudoginseng (Wall.) Burk.; A. quinquefolia var. nothoginseng Burk; A. quinquefolia var. elegatior Burk.;

Thông tin Dược Liệu CÂY TAM THẤT

Cây tam thất còn có tên gọi kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất.

Tên khoa học Panax Pseudo-ginseng (Burk) F.H.Chen

Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae

Tam thất (Radix pseudo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. 

Tên bất kim hoàn (vàng không đổi) có ngĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được

Tên tam thất có nhiều cách giải thích trong sách: Bản thảo cương mục ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải, do đó có tên tam thất. Nhưng có người lại nói tam=ba có ý nói từ lúc gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm. Thất =7, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét

Mô tả cây

Tam thấy là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lám ột, cuống lá dài 3-6cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành hoa. Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. nhị 5, bầu ha5 hai ngăn. Quả mọng hình thận, khi chin có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu

2. Phân bố thu hái và chế biến

Cây tam thất được trồng từ lâu nhưng đối với một lượng ít ở tỉnh Hà giang (Đồng Văn) Lào cai (Mường Khương, Bát xát, Phà Lùng) Cao bằng…tại các vùng núi cao 1.200-1.500m. Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm giàn che nắng và phải rào để bảo vệ chuột, sóc hay đến ăn củ. Đất phải được bón phân và chuẩn bị kỹ từ một năm trước, chia thành luống dọc cách nhau 1m. Tháng 10-11 chọn những hạt ở những cây đã mọc 3-4 năm. Gieo ngay vào vườn ươm. Tháng 2-3 năm sau mới mọc. Một năm sau, vào tháng 1-2 có thể đào cây con, cắt bỏ lá gốc, trồng vào ruộng chính thức. sau 3-7 năm mới bắt đầu thu hoạch. Thường cây càng lâu năm rễ củ càng to. Sau khi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, đem phơi nắng cho hơi hép, đem lăn, vò cho mềm, lại phơi nắng và vò hoặc lăn; làm như vậy từ 3-5 lần mới phơi khô hẳn. Có khi người ta cho vào túi gai lắc cho rễ thành đen bong là được

Giá trị thu mua căn cứ vào trọng lượng củ. người ta chia ra:

  • Loại 1: 105-130 củ nặng 1kg
  • Loại 2: 160-220 củ nặng 1kg
  • Loại 3: 240-260 củ nặng 1kg

Cây tam thất còn được trồng ở Trung quốc. Vân nam, Quảng tây, Tứ xuyên, Hồ bắc, Giang tây. Vân nam trồng nhiều nhất và tam thất Vân nam được coi là tốt nhất

3. Thành phần hoá học

Năm 1937-1941 hai tác giả Trung quốc Tiệu Thừa Cổ và Chu Nhiệm Hoàng đã nghiên cứu và lấy được 2 chất từ tam thất: saponin:Arasaponin A và Arasaponin B

Arasaponin A (C30H52O10_) là một chất bột, dễ tan trong rượu metylic, etylic và amylic hơi tan trong nước, không tan trong ete và axeton, độ chảy 195-2100C, năng suất quay cực +230, kết hợp với axit axetic cho một chất có tinh thể với công thức C30H45O10(CH3O)7 có độ chảy 2560. Thuỷ phân bằng axit loãng sẽ cho arasapogenin A C17H30O5, đường và hai chất có tinh thể: một chất có độ chảy 2440, một chất có độ chảy 2520.

Arasaponin B (C22H38O10) cũng là một chất bột dễ tan trong nước và rượu metylic, hơi tan trong rượu etylic và rượu amylic, độ chảy 190-2000, độ quay cực -80. Thuỷ phân bằng axit tong dung dịch rựợu sẽ cho arasapogenin B C29H32O3 có độ chảy 2470 và đường trong đó có glucoza

Năm 1950 Hứa Thực Phương chiết được từ tam thất ba chất saponin: Saponin A C48H50O20 tan trong rượu amylic nóng và một saponin không tan trong rựợu amylic nóng. Kết hợp với axit axetic khô kiệt sẽ được một chất có tinh thể C29H5O3(CH3CO) có độ chảy 2160.

4. Tác dụng dược lý

Năm 1937, hai tác giả Triệu Thừa Cố và Chu Nhiệm HOàng đã nhận xét thấy tính chất các saponin trong tam thất không giống các saponin thường: rất ít độc đối với cá: thả cá vàng vào dung dịch l/1.000 hoặc l/500 sau 24 giờ không có hiện tượng trúng độc. Tiêm vào chó đánh mê bằng ete, 1-20mg arsaponin A hoặc B không thấy có sự thay đổi rõ rệt đối với huyết áp, với tim và hô hấp. Đối với khúc ruột cô lập của thỏ và tử cung cô lập của chuột bạch không có sự thay đổi

Đoàn Thị Nhu, Vũ thị Tâm và nguyễn thị Thọ (thông báo dược liệu 1977, 4, 14-20, Hà nội) đã nghiên cứu tác dụng của tam thất trên súc vật thí nghiệm và đã đi đến một số kết luận sau đây:

1. Rễ tam thất làm tăng khả năng hoạt động của súc vật thể hiện kéo dài thời gian bơi của lô chuột thử thuốc so với một lô đối chứng (những chuột này mang một cục chì nặng kẹp vào đuôi khi bơi để làm chóng mệt)

2. Rễ tam thất có tác dụng làm tăng sức đề kháng của súc vật đối với yếu tố độc hại như liều độc uabain với tim, nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp vượt ngoài giới hạn điều hoà của cơ thể

3. Rễ tam thất có khả năng kháng lại hiện tượng giảm lương prothrombin trong máu thỏ và giảm khả năng máu đông gây thực nghiệm với dicumarol

4. Rễ tam thất khác với nhân sâm không có tác dụng gây tăng huyết áp

5. Đối với tác dụng nội tiết:

  • Rễ tam thất thí nghiệm trên chuột cống cái non với liều 5g/kg trong 6 ngày đã làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa so với lô đối chứng, chứng tỏ tam that có tác dụng hướng sinh dục tên súc vật cái
  • Rễ tam thất thí nghiệm trên chuột cống đực non với liều 5g/kg uống trong 6 ngày không làm thay đổi một cách có ý nghĩa trọng lượng tinh hoàn và tuyến tiền liệt so với chuột đối chứng, chứng tỏ tam thất không có tác dụng hướng sinh dục trên súc vật đực với liều này.
  • So sánh hoạt tính gây động đực của những rễ tam thất có độ tuôi khác nhau (3 năm và 5 năm) thì rễ tam thất 3 năm chỉ gây động đực 50% số súc vật thí nghiệm với liều 10g/kg trong khi rễ tam thất 5 năm gây cùng tác dụng này với liều 5g/kg. Điều này chứng tỏ rễ tam thất 5 năm có hoạt tính gây động dục 2 lần mạnh hơn rễ tam thất 3 năm.
  • Nghiên cứu hạot tính gây độc dục của lá và rễ phụ tam thất và căn cứu vào những liều có tác dụng gây động dục với tỷ lệ súc vật tương đượng để so sánh thì thấy lá tam thất có hoạt tính yếu hơn khoảng 8-10 lần so với rễ củ tam thất 5 năm

Nhận xát những kết quả trên chúng tôi thấy rằng liều 5g/kg nghĩa là 250g cho người cân nặng 50kg trong một ngày là không có trong thực tế thường nhân dân chỉ dùng 2-6g/ ngày. Cho nên những dẫn liệu tên đây mới có giá trị tham khảo (Đỗ tất Lợi)

5. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cũ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổ thương

Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ

Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.

6. Chú thích:

1. Mặc dù tam thất được trồng ở Hà Giang và Lào Cai từ lâu nhưng việc sử dụng trong nước hầu như rất hiếm. Phần lớn xuất sang Trung Quốc. Theo tài liệu cũ hàng năm ta nhập của Vân nam Trung Quốc chừng 15-18 tấn tam thất để rồi lại xuất sang Hồng Kông.

2. Gần đây mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nước làm thuốc bổ như vị nhân sâm cho nên có tên nhân sâm tam thất hay sâm tam thất.

  • Ngoài vị tam thất chính kể trên trong nhân sâm còn dùng rễ một cây nữa với tên thổ tam thất hay tam thất. Cây này đã được xác định là Gynura segetum (Lour) Merr hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc Adterraceae (Compositaea). Trồng ở đồng bằng cũng được.
  • Thổ tam thất là một loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 6-9cm. rễ và lá đều mềm, có nhiều đám đốm tím. Lá to có những thuỳ to cắt sâu, thùy hình mác, mép có răng cưa. Mùa thu ra cụm hoa hình đầu. Hoa hình ống màu vàng. Lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu như vị tam thất. Có khi dùng chữa rắn cắn
  • Một cây thuộc họ Gừng Zingiberaceae loài Stablianthus throlli Gagnep có thân rễ nhỏ cũng được bán với tên tam thất. Cần chú ý tránh nhầm lẫn, nhất là mua giá quá đắt một cây trồng rất dễ, ít giá trị
  • Còn một cây nữa là tam thất Vũ diệp (Panax bipinnafidus)

7. Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương 1:

Trị ói máu, chảy máu cam: Sơn tất 1 chỉ, tự nhai, uống với nước cơm.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương 2:

Trị ói máu : Trứng gà 1 quả, đánh vỡ, hòa Tam thất bột 1 chỉ, nước ngó sen 1 ly nhỏ, rượu cũ nửa ly nhỏ, nấu cách thủy chín ăn vậy.

(Đồng thọ lục)

+ Phương 3:

Trị ho máu, kiêm trị ói máu, chảy máu cam, trị ứ huyết và nhị tiện ra máu: Hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), Tam thất 2 chỉ, Huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính). Tất cả nghiền bột mịn. Phân 2 lần, nước sôi uống.

(Y học trung Trung tham Tây lục – Hóa huyết đơn)

+ Phương 4:

Trị huyết lỵ: Tam thất 3 chỉ, nghiền nhỏ, nước vo gạo điều uống.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương 5:

Trị đại trường ra máu: Tam thất nghiền nhỏ, cùng rượu trắng nhạt điều uống 1, 2chỉ. Gia 5 phân vào thang Tứ vật cũng được.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương 6:

Sau sanh huyết nhiều: Tam thất nghiền nhỏ, nước cơm uống 1 chỉ.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương 7:

Trị mắt đỏ, vô cùng nặng: Tam thất căn mài nước thoa xung quanh.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương 8:

Trị vết thương do dao, thu miệng:

Long cốt tốt, Da voi, huyết kiệt, Nhân sâm tam thất, Nhũ hương, Mộc dược, Giáng hương bột các vị lượng bằng nhau. Làm bột, uống với rượu ấm hoặc thấm lên.

(Cương mục thập di – Thất bảo tán)

+ Phương 9:

Cầm máu: Nhân sâm tam thất, Sáp trắng, Nhũ hương, Giáng hương, Huyết kiệt, Ngũ bội, mẫu lệ các vị lượng bằng nhau. Không qua lửa, làm bột. Đắp vậy.

(Hồi xuân tập – Quân môn chỉ huyết phương)

+ Phương 10:

Trị nhọt sưng vô danh, đau nhức không ngừng: Sơn tất mài giấm gạo điều thoa, đã vỡ, nghiền bột thoa khô.

(Cương mục)

+ Phương 11:

Hổ cắn, vết thuơng côn trùng, Tam thất mỗi lần uống 3 chỉ, uống với nước cơm.

Ngòai ra lấy Tam thất nhai thoa chổ bị thương.

(Trung thảo dược đại tòan)

+ Phương 12:

Dùng Sanh Tam thất bột 1g,  mỗi ngày 2 ~3 lần hòa nước uống, điều trị 76 ca chứng mỡ máu cao, kết quả: hiệu suất hạ cholesterol là 78%, hiệu suất hạ triglyceridelà 57,5%, hiệu suất hạ β lipoprotein là 53 %

(Tạp chí Trung y, 1994, 2: 70)

+ Phương 13:

Dùng Tam thất bột 3g, sáng tối đều 1 lần hòa nước uống lúc bụng đói, 7 ngày là 1 liệu trình, điều trị 60 ca di chứng sau chấn động não, có tổng hiệu suất là 86,1%

(Hà Nam Trung y, 1997, 4; 235)

 + Phương 14:

Dùng Tam thất bột, Tây dương sâm đều 15g, mỗi ngày hòa uống 1g, 15 ngày là 1 liệu trình, điều trị 26 ca Phì đại tuyến tiền liệt, tổng hiệu suất là 88, 5%.

 (Tạp chí Trung y, 1994, 4: 199)

+ Phương 15:

Dùng Tam thất nghiền bột qua mắt rây 110, giấm điều thành dạng hồ để sẳn dùng, trước làm sạch mặt vết thương, rồi thoa cao thuốc, 2 ngày thay thuốc 1 lần, điều trị 36 ca họai tử, thối rữa (do bộ phận cơ thể bị đè nén lâu), qua thay thuốc 4 ~ 10 lần, tòan bộ trị khỏi.

(Thời Trân quốc y quốc dược, 1996, 4: 200)

+ Phương 16:

Tam thất bột 2 ~ 3 phân, uống 2 ~3 lần, điều trị tổng cộng 10 ca bệnh nhân Giãn phế quản, Lao phổi v.v… gây ra khạc huyết, trong đó cầm máu hòan tòan 8 ca.

[Hồ Nam khoa kĩ tình báo (Y học vệ sinh), (9): 24, 1972]

+ Phương 17:

Bột Sâm tam thất điều trị Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định:

Phương pháp dùng: Sâm tam thất bột 2 ~3 g, mỗi ngày uống 2 ~3 lần, liên tục dùng thuốc 2 tuần là 1 liệu trình, sau khi thuyên giảm châm chước giảm liếu, điều trị 10 ca Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định, hiệu quả thống kê sau khi dùng thuốc 5 ngày, kết quả 7 ca hiệu quả rõ rệt, 3 ca hữu hiệu.

 [Tạp chí Trung y Chiết Giang 21 (3): 106, 1986]

(Còn chỉnh lý và cập nhật tiếp)

What's your reaction?

Facebook Conversations