menu
Cây dược liệu cây Tỏi - Allium sativum
Cây dược liệu cây Tỏi - Allium sativum
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Tỏi có Vị cay, tính ấm; có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc. Alliicin là hoạt chất có tác dụng nhiều nhất của Tỏi, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh. Tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người. Ngoài ra, lá tỏi còn được chế biến làm gỏi Việt Nam. Tuy nhiên cần bóc vỏ tỏi và để trong không khí một lát rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống ung thư cao hơn.

1. Hình ảnh cây Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae.

Hình ảnh cây Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây tỏi - Allium sativum L

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10. 

2. Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng của Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân hành (giò) - Bulbus Allii, thường có tên là Ðại toán

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Trung châu Á, được gây trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng Tỏi có tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng... Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Các chất chính trong củ Tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle; các vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc. Alliicin là hoạt chất có tác dụng nhiều nhất của Tỏi, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh. Nó lại có tính lợi tiểu là do các fructosan và tinh dầu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

 Dùng trị: 

1. Cảm mạo; 

2. Lỵ amíp, lỵ trực khuẩn; 

3. Viêm ruột ăn uống không tiêu; 

4. Mụn nhọt đơn sưng.

Người ta đã tổng hợp được nhiều công đoạn của Tỏi. Tỏi là chất kháng khuẩn và sát khuẩn. Tỏi điều hoà hệ sinh vật của ruột. Tỏi là thuốc trị giun đặc biệt là giun kim. Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hoà các chức năng chủ yếu như các rối loạn gan và các tuyến nội tiết... Tỏi là thuốc chữa bênh đái đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao...

Ở Ai Cập từ nhiều thế kỷ, nhân dân ta dùng một lọ rượu ngâm Tỏi để uống. Ngày này người ta đã biết rượu Tỏi có tác dụng đối với thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt), tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu), phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản), tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày), trĩ nội và trị ngoại, đái tháo đường. Dùng rượu Tỏi không gây phản ứng phụ và lại có hiệu quả chữa bệnh cao.

Ðơn thuốc:

1. Cảm cúm:  Ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1-2g Tỏi tươi. 

2. Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 4-6g Tỏi sắc uống hoặc giã 10g Tỏi, ngâm vào 100ml nước nguội; trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Ðồng thời ăn mỗi ngày 6g Tỏi sống chia làm 3 lần. Ðiều trị 5-7 ngày thì có kết quả.

3. Ung nhọt, áp xe viêm tấy: Giã giập Tỏi, đắp 15-20 phút (không để lâu dễ bị bỏng da). Có thể trộn với ít dầu Vừng mà đắp.

4. Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Giã Tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy Tỏi giã giập bọc bông lại nhét vào hậu môn (Nam dược thần hiệu).

5. Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn Tỏi sống hoặc dùng nước Tỏi 5-10% 100ml, thụt vào hậu môn.

3. Hình ảnh củ Tỏi (Allium sativum)

Hình ảnh củ Tỏi (Allium sativum) Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng.

Tỏi (Tên khoa học: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.  Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, lợi dụng ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã sử dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng.

4. Tỏi Việt Nam

Tại Việt Nam có nhiều vùng đất trồng tỏi nổi tiếng như: Lý Sơn, Phan Rang, và gần đây nhất là Bắc Giang.

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là vùng đất nổi tiếng nhất về việc trồng tỏi. Sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm trồng trọt đã giúp cho vùng đất đảo nổi tiếng với loại tỏi mồ côi hay còn gọi là tỏi một. Người ta gọi là tỏi mồ côi vì loại tỏi này khác với loại tỏi thường vẫn ăn. Mỗi củ tỏi mồ côi chỉ có một tép và khi ăn có mùi thơm rất đặc trưng. Vì số lượng không nhiều nên loại tỏi này được xem là "của hiếm" và khi bán thì có giá thành cao hơn nhiều so với loại tỏi thường

Tỏi Phan Rang được trồng trên vùng đất cát, dưới cái nắng, cái gió tạo nên tép tỏi nhỏ, săn chắc. Được sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn, hay làm nước mắm chấm và được dùng để ngâm rượu tỏi. Bắc giang là một vùng đất trồng tỏi từ lâu. Trước đây các chuyên gia của Liên Xô (cũ) và Tây Âu sang Việt nam nghiên cứu vùng đất trồng tỏi để xuất khẩu đã chọn tỉnh Hà Bắc (Nay là Bắc Giang và Bắc Ninh) là vùng trọng điểm trồng tỏi, vì điều kiện thiên nhiên, và địa chất đặc biệt của khu vực này. Sau khi trị trường này không còn, cây tỏi Bắc Giang cũng chịu nhiều thăng trầm theo. Vừa qua theo chiến lược quốc gia khu vực tây Yên Tử(Bắc Giang) được phát triển thành khu du lịch Tâm Linh. Khi khảo sát tại đây các chuyên gia đã phát hiện rất nhiều dòng cây dược liêu quý hiếm Như: Ba Kích, Gừng Gió, Bá Bệnh (Eurycoma longifolia)..... Các loại cây như Tỏi, Đinh lăng, Địa liền... trồng tại đây cũng có chất lượng cao hơn hẳn các khu vực khác

Hướng dẫn trồng tỏi (tại nhà):

  1. Chuẩn bị vài củ tỏi (mua ngoài chợ hoặc quầy bán rau)
  2. Tách tép tỏi ra nhẹ nhàng, tránh làm dập.
  3. Ngâm tép tỏi cho tới khi mọc ít rễ
  4. Đem gieo xuống đất, khoảng cách từ 8 – 9 cm.
  5. Sau 140 ngày, cây sẽ ra hoa, lá. Đợi lá vàng hết ở ngọn thì thu hoạch, phần củ.

What's your reaction?

Facebook Conversations