views
1. Cây Bạc hà hay Bạc hà nam - Mentha arvensis L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
2. Thông tin mô tả Công dụng, tác dụng, cách dùng, Dược Liệu Bạc Hà
Mô tả: Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài mọc ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông cao 0,30-0,70m, thường phân nhánh. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân có lông và có mùi thơm.
Mùa hoa tháng 6-9.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Menthae, và phần cây trên mặt đất - Herba Menthae Arvensis, thường gọi là Bạc hà.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu, á ôn đới. Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thân ngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất cắt đoạn dài 15-30cm. Cây ưa đất xốp, giàu mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm. Có thể trồng quanh năm. Thu hái khi cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô ở nhiệt độ 30-400C cho đến khô, hoặc phơi trong râm. Khi đã cắt cây sát gốc, thì bón phân để cây phát triển lại và sống lâu.
Thành phần hoá học: Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.
Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Nú kớch thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị:
1. Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm hầu, ho;
2. Giai đoạn đầu của bệnh sởi;
3. Chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng;
4. Ngứa da.
Mỗi lần dùng 2-6g phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống.
Cũng thường dùng thuốc hãm để kích thích tiêu hoá, chữa trướng bụng, đau bụng. Nước xông Bạc hà (có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác) rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Cũng dùng làm thuốc sát trùng và xoa bóp nơi sưng đau. Nước cất Bạc hà (sau khi gạn tinh dầu) đã bão hoà tinh dầu nên rất thơm (hoặc 1-2ml tinh dầu trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội) dùng để pha thuốc súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng. Có thể uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp tiêu hoá. Ðau bụng, ỉa chảy, uống mỗi lần 4-6 thìa cà phê vào lúc đau. Còn dùng dưới dạng cồn Bạc hà (lá Bạc hà 50g, tinh dầu Bạc hà 50g, rượu vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước chín mà uống.
Ðơn thuốc:
1. Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, dùng Bạc hà 5g, hạt Quan âm, Cúc hoa vàng mỗi vị đều 10g. Kinh giới 7g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống.
2. Ðau họng: Dùng Bạc hà 5g, Ngưu bàng, Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo mỗi vị 10g sắc uống.
Ghi chú: Phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì nó giảm sự tiết sữa.
Húng cây - Mentha arvensis L.var, javanica (Blume) Hook, là một thứ của Bạc hà thường trồng vì lá thơm, cũng dùng làm thuốc. Nó có vị cay tính ấm, có tác dụng thông phế khí, giải ban, tán hàn, giải biểu, thông thần kinh.
3. Phân biệt cây bạc hà và cây húng
Bạc hà và cây húng đều là 2 loại rau thơm bị khá nhiều người lầm lẫn bởi cả 2 loại cùng 1 họ cũng là loài rau ăn được.
Cách phân biệt đơn giản của 2 loại rau này là khi quan sát, bạn sẽ thấy lá bạc hà đẹp hơn húng lủi, lá bạc hà có răng cưa nhỏ còn rau húng lủi thì không và bề mặt lá bạc hà ít sần sùi hơn lá rau húng.
Đối với bạc hà có vị thơm nồng và tính the mát nhiều hơn so với húng lủi, có vị cay cay, thơm thơm như mùi kem đánh răng, còn rau húng mùi khác và thường ăn kèm rau sống. Vì vậy, cách tốt nhất để nhận biết được bạc hà và húng lủi là vò nát lá và cảm nhận hương vị.
4. Tham khảo: Dưới Đây là những lợi ích sức khỏe của lá bạc hà mà bạn nên biết
Trị ho, cảm mạo
Bạc hà có chứa khá nhiều các hoạt chất như canxi, vitamin B và kali, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi bị nhức đầu, ho, cảm mạo bạn chỉ cần lấy 6g lá bạc hà cùng với 6g kinh giới, 6g hành hoa, 5g phòng phong, 4g bạch chỉ đem hãm với nước sôi trong vòng 20 phút, uống khi còn nóng. Sau đó đắp chăn và nằm nghỉ ngơi sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.
Làm sạch đường hô hấp
Nhờ chứa nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid, bạn chỉ cần lấy 1 vài giọt tinh dầu bạc hà (có thể thay bằng lá bạc hà tươi) pha với nước sôi xông hơi trực tiếp sẽ giúp làm sạch xoang mũi bị tắc và chống nhiễm trùng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh bạc hà giúp điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.
Giảm hôi miệng
Hôi miệng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở nhiều người, khiến bạn cảm thấy mất tự tin và ngại giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này bạn nên nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà hoặc uống 1 ly trà bạc hà sau khi ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi.
Giúp giảm cân
Từ lâu, lá bạc hà đã trở thành một trong những nguyên liệu giúp giảm cân, làm đẹp khá dễ tìm, được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Nhờ có tác dụng hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất lá bạc hà sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu giảm cân của mình.
Trị ngứa da
Tinh dầu bạc hà và menthol bôi tại chỗ gây cảm giác mát và tê, đồng thời có tác dụng sát khuẩn nên thường được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh và ngứa trong một số bệnh ngoài da.
Tuy nhiên, cần chú ý là bôi chất này vào mũi hay cổ họng trẻ nhỏ có thể gây hiện tượng ức chế nguy hiểm. Do đó, không nên bôi tinh dầu bạc hà hoặc các loại dầu xoa, cao xoa có bạc hà cho trẻ em dưới 5 tuổi và tuyệt đối không được dùng cho trẻ mới sinh.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations