menu
Cây dược liệu cây Bắc sa sâm, Sa sâm bắc - Glehnia littoralis Fr
Cây dược liệu cây Bắc sa sâm, Sa sâm bắc - Glehnia littoralis Fr
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, sa sâm vị ngọt đắng, tính hơi hàn; vào các kinh phế và vị. Công năng chủ trị: dưỡng âm, thanh phế, hoá đàm chỉ khái. Chữa phế táo, âm hư, vị âm hư.

1. Cây Bắc sa sâm, Sa sâm bắc - Glehnia littoralis Fr. - Schmidt. ex Miq., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Cây Bắc sa sâm, Sa sâm bắc - Glehnia littoralis Fr. - Schmidt. ex Miq., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Cây bắc sa sâm, Sa sâm

Tên Khoa học: Glehnia littoralis Schmidt ex Miq.

Tên tiếng Việt: Hải sa sâm; Bắc sa sâm; liêu sa sâm

Tên khác: Phellopteris littoralis Benth. & Hook.f.;

Sa sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây san hô thái (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Nam sa sâm là rễ của loài sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae). Đây là vị thuốc vẫn nhập từ Trung Quốc. Công dụng tương tự như bắc sa sâm, nhưng tác dụng dưỡng âm kém bắc sa sâm, tác dụng trị ho lại mạnh hơn.

2. Mô tả cây Bắc sa sâm

Cây thảo sống nhiều năm cao 20-40cm. Rễ mọc thẳng, hình trụ dài và nhỏ, dài đến 20-30cm, đường kính 5-8mm, màu trắng ngà. Lá kép lông chim 1-2 lần, mọc so le, lá chét hình trứng, mép có răng cưa, cuống lá dài 10-12cm, có bẹ ôm thân, màu tím, có lông mịn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân; cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15-20 hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu.

Ra hoa tháng 4-5; có quả tháng 6-8.

3. Thông tin mô tả công dụng, tác dung, Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Glehniae, thường gọi là Bắc sa sâm.

Nơi sống và thu hái: Cây được mang từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta, thích nghi với độ cao 1000-1500m so với mặt biển, với nhiệt độ trung bình 18-20o, lượng mưa cả năm 2000mm. Cây ưa đất cát pha, nhiều mùn, ẩm. Trồng bằng hạt gieo vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân. Sau khi trồng 1-2 năm thì có thể thu hoạch rễ. Ðào rễ vào mùa thu khi lá cây điểm vàng. Rửa sạch đất, phân loại rễ to, nhỏ rồi ngâm rễ vào nước sôi vài phút. Vớt ra ngay, bóc vỏ được dễ là vừa. Khi rễ ráo nước thì cần bóc vỏ ngay, đem rải rễ cho thẳng, phơi nắng hoặc sấy cho khô. Ðể bảo quản, cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.

Thành phần hoá học: Rễ chứa chất dưỡng, tanin, ít chất béo. Ðã tách được các chất imperatorin, psoralen, oosthenol-7-b- gentiobioside.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng chữa: 

1. Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; 

2. Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước. 

Dùng 10-15g dạng thuốc sắc. 

Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

1. Chữa bệnh hư lao thổ huyết hay nóng âm gầy khô, phổi yếu, tim đập không đều, mạch nhanh và nhỏ yếu, khó thở thổn thức: Sa sâm và Mạch môn, mỗi vị 20g sắc uống.

2. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho, khó thở: Sa sâm 30g, Cỏ tóc tiên 10g, Cam thảo 6g sắc uống.

Ghi chú: Không dùng với Veratrum nigrum.

4. Dược liệu Bắc sa sâm

Dược liệu Bắc sa sâm Sa sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây san hô thái (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Nam sa sâm là rễ của loài sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae).

5. Một số cách dùng sa sâm làm món ăn và bài thuốc: theo TS.Nguyễn Đức Quang

Nhuận phế chỉ khát:

Thang sa sâm mạch đông:

Sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Ngày uống 1 thang. Trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát. Nếu trong người nóng quá thì gia thêm địa cốt bì 2g.

Thang thanh kim ích khí:

Sa sâm 20g, hoàng kỳ 4g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, ngưu bàng tử 12g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống. Trị chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng.

- Sa sâm 20g, mạch môn 20g. Sắc uống, Trị hư lao, thổ huyết, nóng sốt, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở.

- Sa sâm nam 15g, tía tô 10g, gừng nướng 5 lát, cửu lý hương sao 4g, chè mạn 2g, chanh non 1 quả (thái miếng). Sắc uống 2 lần trong ngày. Chữa viêm phổi, ho đờm, tức ngực.

Sinh tân chỉ khát:

Thang ích vị:

Sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống. Trị bệnh nhiệt về cuối kỳ phạm đến tân dịch, còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát.

Hoặc sa sâm nam 20g, rễ vú bò 20g, hà thủ ô 20g, bạch truật nam 20g, rễ cà gai 20g, hoài sơn 12g, rễ cây lứt 12g, cam thảo nam 12g, trần bì 8g, gừng 4g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Có thể sấy bột làm viên, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20g. Làm thuốc bổ mát, chữa cảm sốt.

Một số món ăn – bài thuốc có sa sâm:

Nước đường sa sâm:

Sa sâm 25g, đường phèn 15g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa 15 phút. Dùng cho trường hợp ho sốt (phế nhiệt khái tấu).

Sa sâm hầm thịt nạc:

Sa sâm 12g, thịt nạc 100g, hầm nhừ, thêm gia vị (hạn chế dùng tiêu ớt). Dùng cho sản phụ ít sữa.

Canh thịt gà sa sâm:

Sa sâm 15 - 60g, trứng gà 3 quả. Nấu dạng canh trứng. Dùng cho trường hợp đau nhức răng.

Kiêng kỵ:

Không dùng khi ho do cảm cúm (cảm mạo phong hàn).

Ở Việt Nam, sa sâm chủ yếu từ cây (Launaca pinnatifida Cass.), thuộc họ cúc (Asteraceae). Được dùng thay bắc sa sâm và nam sa sâm, tác dụng chữa sốt, ho khan háo phổi, ho có đờm, nhuận tràng, lợi tiểu nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu về hoá học. Cần chú ý nguồn gốc vị thuốc.

What's your reaction?

Facebook Conversations