menu
Cây dược liệu cây Bạch chỉ - Angelica dahurica (Fisch ox Hoffin) Benth et Hook f
Cây dược liệu cây Bạch chỉ - Angelica dahurica (Fisch ox Hoffin) Benth et Hook f
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ. Thường được dùng làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt

1. Cây Bạch chỉ - Angelica dahurica (Fisch ox Hoffin) Benth et Hook f. thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Cây Bạch chỉ - Angelica dahurica (Fisch ox Hoffin) Benth et Hook f. thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Hình ảnh cây Bạch chỉ còn nhỏ

Bạch chỉ (Tên khoa học: Angelica dahurica) là một loài thực vật thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) phân bố nhiều ở Đông Siberi, đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.

2. Thông tin mô tả chi tiết công dụng và tác dụng, Dược liệu Bạch chỉ

Mô tả: Cây thảo cao 0,5 -1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần long chim, mép khía răng, có lông ở gần lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.

Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 7.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Angelicae Dahuricae, thường gọi là Bạch chỉ.

Nơi sống và thu hái: Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng. Thu hoạch củ vào mùa thu, tránh làm sây xát vỏ và gẫy rễ. Không lấy rễ ở cây đã ra hoa kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Cây có mùi thơm. Trong cây có tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. Các dẫn chất coumarin đã biết là isoimperatorin, imperatorin,

bergapten, phellopterin, oxypeucedanin, xanthotoxin.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính bình, có tác dụng khư phong, chỉ thống, hoạt huyết, bài nung, sinh cơ. Ngày nay người ta biết được tác dụng kháng khuẩn, tác dụng giảm đau, tác dụng chống viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ, viêm tuyến vú ...

Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Ðơn thuốc:

1. Chữa mụn nhọt mưng mủ: Bạch chỉ, Ðương quy, Tạo giác mỗi vị 7g sắc nước uống.

2. Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu: Bạch chỉ, Thổ bối mẫu mỗi vị 7g, tán thành bột uống với rượu ngày hai lần.

3. Chữa hôi miệng: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g, tán thành bột mịn, viên bằng hạt ngô, hàng ngày ngậm 2-3 viên.

3. Một số đơn thuốc thường dùng: theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.

Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 - 3 lần. Dùng 3 - 5 ngày.

Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày.

Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh.

Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 - 7 ngày trước kỳ kinh.

Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 - 3 viên. (Dược liệu Việt Nam).

Chú ý: Người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.

4. Cây được trồng làm thuốc, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.

Cây được trồng làm thuốc, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.

5. Lưu ý Dược Liệu Bạch chỉ

Không dùng bạch chỉ cho những người âm hư hỏa vượng, những người đang bị dị ứng ngứa. Cần phân biệt với cây có tên bạch chỉ nam, hay còn gọi là cây mát rừng (Millettia pulchra Kurz, họ cánh bướm Papilionaceae). Bạch chỉ nam thuộc loại cây nhỡ, cao đến 5- 7m, cành hình trụ có khía dọc, lá kép lông chim lẻ, mọc so le, hoa mọc thành chùm màu tím nhạt, quả loại đậu, hình lưỡi dao, màu lục vàng. Cây thường phân bố ở một số tỉnh miền Bắc nước ta, như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Người ta thường thu hái rễ củ để làm thuốc trị đau bụng, tiêu chảy. 

What's your reaction?

Facebook Conversations