menu
Cây dược liệu cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Var. major (Nees) Hubb
Cây dược liệu cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Var. major (Nees) Hubb
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát tốt, mát gan, lợi thận. Rễ cỏ còn trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu

1. Cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Var. major (Nees) Hubb., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Var. major (Nees) Hubb., thuộc họ Lúa - Poaceae. Cây cỏ tranh

Tên Khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv.

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Cỏ tranh; Bạch mao

Tên khác: Lagurus cylindricus L., Saccharum spicatum auct. non Lour., Imperata arundinacea Cyrillo, Imperata cylindrica (L.) Beauv. var. genuina (Hack.) A. Camus;

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Cỏ Tranh

Mô tả: Cỏ sống lâu năm, cao 30-90cm. Thân rễ mọc bò lan dài và nằm sâu dưới đất thường hình trụ, dài 30-40cm, đường kính 2-4mm, mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh tươi, dài 0,5-1m rộng 6-25mm, mặt trên ráp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy, dài 8-20cm, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu.

Cây ra hoa quả gần như quanh năm.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Imperatae, thường gọi là Bạch mao căn. Hoa cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang trên các đồi khô trống trải và phát tán ra đến đồng bằng. Cây khó diệt vì rễ ngầm sống rất dai. Có thể thu hái thân rễ quanh năm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong cây có arundoin, cylindrin, ferneol, simiarenol.

Tính vị, tác dụng: Thân rễ Cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Nếu phối hợp với mía nấu thành nước lại có tác dụng thanh lương, trừ thấp, giải độc. Nếu sao vàng thì thông tiểu, làm ra mồ hôi và giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị sốt nóng khát nước, sốt vàng da mật (hoàng đản), tiểu tiện ít, đái buốt, đái dắt, đi tiểu ra máu, ho thổ huyết, chảy máu cam. Ở Thái Lan, rễ và thân rễ dùng trị sỏi niệu, đái ra máu, bạch đới. Ở Trung Quốc còn dùng trị cao huyết áp. Hoa dùng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 12-40g thân rễ, 2-4g hoa, dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc:

1. Viêm thận cấp: Rễ Cỏ tranh 60-120g sắc nước chia uống làm 2-3 lần trong ngày.

2. Chảy máu cam: 30g rễ cỏ tranh sắc nước, uống khi nguội. Có thể phối hợp với 15g rễ Sen sắc uống.

3. Ðái ra máu: Thân rễ Cỏ tranh phối hợp với Gừng sao cháy (Thán khương) sắc uống.

Rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt

Theo y học hiện đại, rễ cỏ tranh có tác dụng làm đông máu nhanh, bột rễ cỏ tranh làm rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tương ở thỏ thực nghiệm. Ngoài ra, thuốc sắc từ rễ cỏ tranh còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, mà cụ thể là khuẩn Flexner và Sonnei gây ra bệnh kiết lỵ ở người. Nhưng có lẽ, tác dụng được nhiều người nhắc đến nhất ở loại thảo dược này chính là hỗ trợ điều trị bệnh thận.

4. Những bài thuốc từ rễ cỏ tranh thường dùng

Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Cách 1: Thân rễ cỏ tranh 200g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 – 150ml, chia 2 – 3 lần uống, ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng.

Cách 2: Rễ cỏ tranh cạo sạch vỏ, mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị 10g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn. Dùng trong 15 ngày.

Thanh lọc, giải độc, làm mát gan

Lấy 200g rễ cỏ tranh cạo sạch vỏ sắc với 700ml nước, đun to lửa, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay chè, dùng trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa.

Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang

10g rễ cỏ tranh, 15g râu ngô, 10g rau má, 15g hoa súng, 10g diếp cá. Rửa sạch sẽ và đổ tất cả các nguyên liệu cùng 500ml nước. Sắc đến khi nào lượng nước chỉ còn 1 nửa. Liệu trình phù hợp kéo dài đến 7 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 20g, mã đề thảo 20g, mộc thông 10g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng 1 tuần liền.

Chữa chảy máu cam

Cách 1: Thân rễ cỏ tranh 36g, chi tử 18g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ.

Cách 2: Rễ cỏ tranh cạo sạch vỏ 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn. Dùng trong 7-10 ngày.

Chữa hen suyễn

Dùng 20g rễ cỏ tranh đem cạo sạch vỏ rồi sắc uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 8 ngày.

Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Dùng rễ cỏ tranh, gừng sao vàng rồi sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày và khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.

Lợi tiểu

Cách 1: Thân rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g pha với 1 lít nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày. Trẻ em từ 6 - 14 tuổi, mỗi ngày chỉ dùng 25g, pha với khoảng nửa lít nước.

Cách 2: Rễ cỏ tranh cạo sạch vỏ 50g, lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.

Bụng ứ nước, chân tay phù nề

Dùng rễ cỏ tranh tươi 50g, đậu đỏ (loại nhỏ hạt) 30g, 2 thứ cho vào nồi cùng nấu với nước, đến khi đậu nhừ thì bỏ rễ cỏ tranh ra, ăn đậu và uống hết nước.

Lưu ý:  Người tạng hàn hay người đang suy nhược cẩn trọng trong sử dụng. Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.

What's your reaction?

Facebook Conversations