menu
Cây dược liệu cây Dây thìa canh, Dây muôi - Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br ex Schult
Cây dược liệu cây Dây thìa canh, Dây muôi - Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br ex Schult
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Trong Đông Y Thường dùng trị đái đường, với liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucoza - niệu. Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, còn dùng tán thành bột để chống độc, ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.

1. Cây Dây thìa canh, Dây muôi - Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br ex Schult, thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.

Cây Dây thìa canh, Dây muôi - Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br ex Schult, thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae. Thìa canh có tác dụng đặc biệt với người bệnh đái đường là kéo dài hàm lượng đường huyết trong cơ thể, giúp phòng chống được những biến chứng căn bệnh đái tháo đường gây ra.

Dây thìa canh, dây muôi hay lõa ti rừng (Tên khoa học: Gymnema sylvestre) là một loài cây thân thảo thuộc chi Lõa ti (Gymnema) họ Apocynaceae, bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ.

2. Thông tin mô tả chi tiết công dụng, tác dụng, Dược Liệu Dây thìa canh

Mô tả: Dây leo cao 6-10m, nhựa mủ màu vàng, thân có lông dài 8-12cm, to 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục xoan ngược thon dài 6-7cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5-8mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8mm, rộng 12-15mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3cm.

Hoa tháng 7, quả tháng 8.

Bộ phận dùng: Dây, lá - Caulis et Folium Gymnemae Sylvestris.

Nơi sống và thu hái: Thường mọc trong các bờ bụi, hàng rào tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Cây chứa một chất glucosidic là acid gymnemic, rất gần với acid chrysophanic nhưng khác về một số tính chất. Lá chứa những hợp chất hữu cơ, 2 hydrat carbon, chlorophylle a và b, phytol, nhựa, acid tartric, inositol, các hợp chất anthraquinonic và acid gymnemic.

Tính vị, tác dụng: Lá và acid gymnemic không có tác dụng kháng khuẩn. Tác dụng độc của nó biểu hiện bởi các trạng thái làm ăn kém ngon, ỉa chảy, suy nhược. Nó kích thích tim và hệ thống tuần hoàn, gây bài tiết nước tiểu. Thuốc có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng, làm giảm glucoza- niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ. Lá cũng có tính chất nhuận tràng do có các dẫn xuất anthraquinon; còn có tính gây nôn. Rễ cũng có tác dụng gây nôn và long đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị đái đường, với liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucoza - niệu. Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, còn dùng tán thành bột để chống độc, ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.

3. Dây thìa canh được trồng tại Việt Nam chứa các chất tốt nhất hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Dây thìa canh được trồng tại Việt Nam chứa các chất tốt nhất hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam cũng như quốc tế đã nhận thấy cây dây thìa canh tại Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.  

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dây thìa canh sạch theo tiêu chuẩn Dược Liệu Sạch

Dây thìa canh là một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu nên đối với những ai mắc bệnh tiểu đường thì việc áp dụng kỹ thuật trồng dây thìa canh tại nhà là cách tốt nhất để bảo vệ đường huyết cho mình.

Đất trồng cây thìa canh

Do không ưa trũng, ngập úng nên khi trồng dây thìa canh phải chọn vùng đất cao nhưng phải thoát nước tốt, tơi xốp. Nếu trồng ở nhà cũng có thể trồng trên sân thượng nhưng nhớ nguồn đất phải giàu dinh dưỡng, đắp ụ cây cao.

Lựa chọn hạt giống và ươm hạt

Việc chọn giống không chỉ dây thìa canh mà đối với cây trồng nào cũng vậy đều rất quan trọng. Do đó phải lựa chọn hạt giống tốt ở những cửa hàng uy tín. Hạt trắc, mẩy, kích thước dài được phơi khô.

Khi đã lựa chọn được hạt giống dây thìa canh nên tiến hành ươm hạt ở nhiệt độ tốt nhất là từ 20-35 (độ). Tuy nhiên trước khi ươm nên xử lý hạt bằng thuốc xử lý.

Về phần đất, trước khi đem gieo hạt cần làm sạch cỏ, đất đập nhỏ mịn sau đó rắc đều hạt, phủ lớp đất mỏng, phủ trên một lớp rơm che mát, tưới đều. Khi thấy cây mọc mầm khoảng vài lá thì đem trồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dây thìa canh

Về kỹ thuật trồng và chăm sóc dây thìa canh, theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Văn Đán - Câu lạc bộ cây cảnh Bắc Ninh, đây là loại cây trồng cũng khá đơn giản. Sau khi đã chuẩn bị hết giai đoạn ươm hạt chỉ cần đem bầu ươm ra trồng vào hố chuẩn bị sẵn. Nhưng nhớ trước khi trồng từ 7 - 10 ngày, bót lót bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ kết hợp supe lân và phân chuồng hoai mục.

Từ khi trồng đến khi thu hoạch lần đầu phải bón thúc 3 lần vào 3 giai đoạn cụ thể là 1 tuần sau khi trồng, sau lần thứ nhất 10 ngày, khi cây leo 2/3 giàn. Ngoài ra sau mỗi lần thu hoạch cũng cần phải bón thúc định kỳ.

Trồng dây thìa canh thường mắc bệnh phổ biến nhất là rệp sáp và muội đen nên phải thường xuyên theo dõi sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời nhất. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho cả người phun và những người xung quanh.

Thu hoạch ây thìa canh

Đối với dây thìa canh, từ khi trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 6 - 8 tháng, trồng 1 lần có thể thu hoạch trên 10 năm. Một năm có thể thu hoạch từ 4 - 5 lần, từ tháng 4 - 12, cứ 2 tháng thu 1 lần.

5. Sử dụng dây thìa canh thế nào cho đúng?

Các chuyên gia cho biết, muốn “sống hòa thuận” với bệnh tiểu đường thì người bệnh cần phải ghi nhớ quy tắc kiềng 3 chân, bao gồm chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị.

Ths.Bs Dzoãn Thị Tường Vi, Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198 chia sẻ trên báo chí, chế độ điều trị của bệnh nhân tiểu đường sẽ được xây dựng phù hợp với từng mức độ bệnh cụ thể. Dây thìa canh sẽ có tác dụng hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn. “Tuy nhiên không phải cứ tốt là dùng vô tội vạ”, bác sĩ Vi cho biết.

Theo bác sĩ Vi, thời gian uống dây thìa canh tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 30 phút. Bởi vì axit gymnemic sẽ ức chế hấp thu đường ở ruột do nó có cấu trúc phân tử gần giống với đường glucose. Khi vào đến ruột, axit gymnemic sẽ cạnh tranh với đường glucose, đồng thời lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu, từ đó đem lại hiệu quả giảm đường huyết rất tốt.

What's your reaction?

Facebook Conversations