menu
Cây dược liệu cây Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ; dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng. Rễ Gấc có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Dầu Gấc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, làm sáng mắt.

1. Cây Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

Cây Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Quả của nó được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học.

Gấc (Tên khoa học: Momordica cochinchinensis), là một loại trái cây khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên khắp các khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Gấc

Mô tả: Cây sống nhiều năm, leo cao nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3-5 thuỳ sâu. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng. Hoa cái có lá bắc nhỏ. Quả to, có nhiều gai, khi chín có màu gạch đến đỏ thẫm; hạt dẹt cứng, màu đen. Người ta còn dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít) kích thước của quả (to hay nhỏ) gai quả (mau hay thưa) màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), đầu béo (ít hay nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để chia ra Gấc tẻ (hay gấc Giun) và Gấc nếp (hay Gấc gạch).

Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 8-11.

Bộ phận dùng: Hạt - Semen Momordicae, thường gọi là Mộc miết tử. Dầu Gấc ép từ màng đỏ bao xung quanh hạt đã phơi hay sấy khô cũng thường được dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, thường được trồng nhiều để lấy quả đồ xôi. Cây ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát. Trồng bằng hạt hoặc bằngđoạn dây bánh tẻ vào tháng 2-3 âm lịch. Thu hoạch quả vào tháng 9-12. Bóc lấy lớp màng hạt để chế dầu, còn hạt đem phơi hay sấy khô. Rễ có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Nhân hạt Gấc có khoảng 6% nước, 8,9% chất vô cơ 55,3% acid béo 16,5% protein, 2,9% đường. 1,8% tanin, 2,8% cellulose và một số enzym. Hạt gấc chứa acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic, acid a- elacostearic, còn có acid amin, alcol. Dầu gấc chứa acid oleic 44,4%, acid linoleic 14,7%, acid stearic 7,89%, acid palmatic 33,8%. Màng hạt Gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là b-caroten và lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng b-caroten của Gấc cao gấp đôi của Cà rốt. Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa momordin một saponin triterpenoid; các chiết xuất cồn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol.

Tính vị, tác dụng: Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ; dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng. Rễ Gấc có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Dầu Gấc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, làm sáng mắt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng cùi đỏ của Gấc trộn lẫn với gạo nếp đồ thành xôi Gấc, đó là một món ăn cổ truyền rất bổ, rất ngon. Dầu Gấc dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em và phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú), chữa bệnh khô mắt, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng và các ổ loét dãn tĩnh mạch đỡ được mùi hôi, chóng lên da non và liền sẹo. Còn dùng chữa các bệnh viêm hậu môn và trực tràng có loét, cao huyết áp, rối loạn thần kinh. Nhân hạt Gấc thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, sưng vú, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết. Rễ Gấc thường được dùng để chữa tê thấp, đau nhức gân xương sưng chân tay, ngủ hay giật tay chân và đau lưng.

Cách dùng: Dầu gấc dùng uống mỗi ngày 10-20 giọt chia làm 2 lần. Có thể phối hợp với bột than hạt Dành dành làm thuốc chữa các loại bỏng (có thể chế thành mỡ dầu Gấc). Hạt dùng mài với nước, với giấm hoặc giã nát trộn với rượu hoặc giấm để bôi. Rễ Gấc sao vàng tán nhỏ, sắc hoặc ngâm rượu uống; ngày dùng 6-12g dùng riêng hoặc phối hợp với Dây đau xương, rễ Bưởi bung, củ Cốt khí, Dây chìa vôi tía mỗi vị 20g thái nhỏ, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang chia uống 3 lần. Hoặc dùng rễ Gấc 12-20g phối hợp với Dây đau xương, rễ Bưởi bung, rễ Ngưu tất, mỗi vị 12g cùng sắc uống.

3. Xôi gấc là món ăn quen thuộc rất được ưa chuộng và thường xuất hiện trong các mâm cỗ dịp lễ tết, cưới hỏi của người Việt Nam.

Xôi gấc là món ăn quen thuộc rất được ưa chuộng và thường xuất hiện trong các mâm cỗ dịp lễ tết, cưới hỏi của người Việt Nam.

Ở Việt Nam, xôi gấc được cho là xôi quý nên mới có câu: "Ăn mày mà đòi xôi gấc", chỉ những người đòi hỏi những thứ mà mình không xứng đáng để có.

4. CHIA SẺ CÁCH LÀM XÔI GẤC BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN TẠI NHÀ

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món xôi gấc

-  500g gạo nếp loại ngon

-  1 quả gấc chín

-  250g đường

-  1 chút muối hạt

-  1 - 2 thìa rượu trắng

-  150g đậu xanh

-   Nước cốt dừa

2. Chi tiết cách làm xôi gấc bằng nồi cơm điện

Trong cách nấu xôi gấc điều quan trọng đầu tiên bạn phải lưu ý là lựa chọn nguyên liệu thật đảm bảo. Dù bạn có nấu khéo đến đâu nhưng nếu nguyên liệu kém chất lượng thì món ăn sẽ không ngon và kém hấp dẫn.

Vì vậy bạn nên chọn gạo nếp cái hoa vàng, các hạt gạo to đều nhau; chọn quả gấc nếp, chín đỏ, quả không bị dập nát phần gai của gấc nở đều.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Gạo nếp mua về bạn vo sạch rồi ngâm với nước pha chút muối từ 6-8 tiếng.

- Trộn gấc với chút muối và rượu trắng để gấc lên màu đẹp

Gấc bạn bổ đôi sau đó vét toàn bộ hạt gấc và ruột gấc ra một cái bát, cho vài hạt muối và 2 thìa rượu trắng vào trộn đều lên.

Để gấc lên màu đỏ và đẹp thì bạn cần phải để hỗn hợp gấc đã trộn đó 3 - 4 tiếng (để qua đêm càng tốt)

Gạo nếp sau khi đã ngâm đủ thời gian bạn vớt ra để ráo nước rồi mới trộn đều với gấc. Bạn cho gấc vào dùng tay bóp thật đều để màu gấc trải đều ra từng hạt gạo.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong công đoạn đầu tiên trong cách làm xôi gấc bằng nồi cơm điện, hãy cùng thực hiện bước tiếp theo để hoàn thiện món ăn này nhé.

Bước 2: Dùng nồi cơm điện nấu xôi

Trước đây các bà, các mẹ thường sử dụng cách đồ xôi gấc bằng chõ khá lích kích khi phải điều chỉnh lửa để nước sôi không quá to, không quá nhỏ đảm bảo cho xôi chín đều. Ngày nay, bạn có thể tận dụng luôn vỉ hấp có sẵn trong mỗi nỗi cơm điện để nấu xôi tiện lợi hơn rất nhiều.

- Nếu đổ nước lạnh vào thì bạn phải đun sôi nước lên sau đó mới đổ gạo đã trộn với gấc vào. Hoặc tiết kiệm thời gian bạn có thể lấy nước trong phích đổ vào cho nhanh.

Khi cho gạo vào bạn phải dàn đều ra kín vỉ hấp để xôi được chín đều tránh chỗ sống chỗ nát. Trong cách làm xôi gấc bằng nồi cơm điện, khi đã nấu được 7 - 10 phút bạn nhớ dùng thìa xới đều xôi lên để cho hơi nước bốc đều lên kín bề mặt xôi.

- Khi nút “Cook” của nồi cơm điện bật nẫy bạn bật lại 1 lần nữa. Kiểm tra thấy xôi chín bạn cho thêm đường vào xôi sau đó đánh lên thật đều đậy nắp lại và để thêm chừng 10 phút cho đường tan và ngấm đều vào xôi là rút điện ra được. Tùy khẩu vị mọi người trong gia đình bạn thích ăn ngọt đậm hay ngọt vừa bạn cho lượng đường phù hợp.

- Bạn có thể xới xôi ra bát thưởng thức hoặc nếu nấu món xôi để bày mâm cỗ thì đơm ra đĩa hoặc đổ vào khuôn sẽ rất đẹp mắt.

3. Biến tấu với xôi gấc nước dừa và xôi gấc đậu xanh

Cũng như cách làm xôi gấc bằng nồi cơm điện ở trên tùy theo khẩu vị và thói quen ăn uống của gia đình bạn có thể chế biến món xôi gấc kết hợp với các nguyên liệu khác như nước dừa, đậu xanh,.. để tăng hương vị cho món ăn

Đối với nhiều người rất thích vị béo ngậy của nước cốt dừa nên trong cách làm xôi gấc nước dừa, bạn cũng thực hiện các bước như cách nấu xôi gấc thông thường.

Đến bước cuối cùng, khi cho đường vào xôi bạn đồng thời cho cả nước cốt dừa vào và xới đều lên là hoàn thành. Bạn có thể rắc thêm dừa nào sợi lên trên đĩa xôi để trang trí cho đẹp mắt.

Ngoài ra bạn cũng có thể nấu xôi gấc cùng với đậu xanh cũng rất ngon. Có 2 cách làm xôi gấc đậu xanh không quá phức tạp mà khi ăn món xôi vừa dẻo thơm lại có vị bùi bùi của đậu sẽ ngon vô cùng.

- Cách 1: Đậu xanh sau khi ngâm như ngâm gạo nếp, bạn vớt ra trộn đều với gạo, gấc rồi cho vào nồi cơm điện hấp bình thường. Cách này nhanh và rất đơn giản.

- Cách 2: Đậu xanh sau khi ngâm bạn vớt ra rồi cho vào nồi hấp chín đậu, xào lên với đường cho thật ngấm. Sau khi hoàn tất các bước nấu xôi như ở trên, xôi chín bạn xới một lớp xôi ra khuôn đã phết sẵn một lớp dầu ăn mỏng bên dưới để dễ đổ ra khỏi khuôn.

Tiếp đó bạn múc một lớp đậu xanh đã xào với đường dàn kín lên bề mặt xôi; cuối cùng thêm một lớp xôi lên trên cùng.

Trong quá trình đóng xôi vào khuôn, mỗi một lớp bạn nén chặt tay để khi đổ ra khỏi khuôn món xôi gấc đậu xanh không bị rời rạc mà có độ kết dính với 3 tầng trông vô cùng hấp dẫn.

Dịp Tết Nguyên đán 2017 sắp tới hy vọng với cách làm xôi gấc bằng nồi cơm điện trên đây sẽ giúp chị em nấu được món xôi gấc thơm ngon bổ dưỡng cho mâm cỗ ngày Tết thêm phần tươm tất. Cùng với đó, tham khảo thêm cách làm mứt dừa hương cà phê thơm ngon đúng vị cũng rất hữu ích cho chị em chuẩn bị món ăn cho ngày Tết này. Chúc chị em thành công!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations