menu
Cây dược liệu cây Hoàng cầm - Scutellaria baicalensis Georgi
Cây dược liệu cây Hoàng cầm - Scutellaria baicalensis Georgi
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y, hoàng cầm có vị đắng, tính hàn, quy vào 6 kinh: phế, tâm, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai. Trên lâm sàng, hoàng cầm được sử dụng để trị rất nhiều loại bệnh khác nhau như: sốt cao do viêm gan hoàng đản, viêm gan virut, viêm ruột, viêm túi mật, viêm bàng quang

1. Cây Hoàng cầm có tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi (S. macrantha Fisch.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Cây Hoàng cầm có tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi (S. macrantha Fisch.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Trên thực tế, loài hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georgi. là loài từ trước đến nay được Đông y sử dụng phổ biến nhất.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông, phân nhánh nhiều. Rễ phình to thành hình chuỳ, mặt ngoài màu vàng sẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng. Lá mọc đối, hình mác hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểm tuyến đen. Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím; tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị (2 dài, 2 ngắn), bầu có 4 ngăn. Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tròn màu đen.

Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.  

2. Thông tin mô tả công dụng và tác dụng, Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Scutellariae, thường gọi là Hoàng cầm.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Sibêri, Bắc Trung Quốc đã được di thực vào nước ta. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, phát triển tốt. Cũng có người trồng làm cảnh. Cây ngủ mùa đông, mùa xuân lại đâm chồi mọc lại. Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi đến hơi khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng tẩm rượu hai lần, sao qua.

Thành phần hóa học: Trong rễ Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: baicalin, bacalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, H, oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hoả, giải độc, cầm máu, an thai.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc hoặc bột.

Đơn thuốc:

1. Chữa phế nhiệt, ho ra máu, sưng phổi, thổ huyết: Hoàng cầm tán nhỏ, uống mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần với nước cơm hoặc nước sắc Mạch môn làm thang.

2. Chữa đau bụng đi lỵ ra máu mũi, hay đau bụng khan: Hoàng cầm, Bạch thược mỗi vị 10g, tán bột sắc uống.

3. Chữa động thai, đau bụng, kém ăn, bồn chồn: Hoàng cầm, Bạch truật, Củ gai, mỗi vị 10g sắc uống.

4. Chữa vết cứu, bỏng ra máu không dứt: Hoàng cầm tẩm rượu sao, tán bột uống 6-12g.

3. Tham khảo thêm Thông tin Dược Liệu

Hoàng cầm là vị thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng từ rất lâu đã có mặt thường xuyên ở thị trường Việt Nam. Có tới hơn 100 loài được gọi là hoàng cầm. Trên thực tế, loài hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georgi. là loài từ trước đến nay được Đông y sử dụng phổ biến nhất. Đặc điểm của loài này cũng dễ nhận ra vì nó có dạng như chân của con gia cầm, bên ngoài có màu vàng, bên trong lõi thường xốp, có màu nâu đất, đôi khi rất dễ bị vỡ vụn ra. Các loài còn lại rễ thường nhỏ và phân nhiều nhánh con, vỏ rễ ít vàng hơn. Cũng cần biết rằng hoàng cầm chỉ có tác dụng tốt khi bên ngoài vỏ rễ còn giữ được màu vàng, một khi bên ngoài rễ đã biến thành màu xanh gỉ đồng thì hiệu quả trị bệnh của nó sẽ giảm đi rất nhiều, đôi khi hết tác dụng vì thành phần hóa học đã bị thay đổi nhiều. Hoạt chất của nó đã bị ôxy hóa chuyển thành các chất không có tác dụng nữa. Do vậy cần hết sức lưu ý khi sử dụng vị thuốc này. Trong hoàng cầm, thành phần hóa học chủ yết là các hợp chất flavonoid, ngoài ra còn có các thành phần chalcone, tinh dầu...

4. Tác dụng sinh học của hoàng cầm: theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Dịch sắc của hoàng cầm sau khi chế biến đều có phổ kháng khuẩn khá rộng, có tác dụng ức chế với nhiều loại vi khuẩn: trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, ho gà, lỵ, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm não, viêm phổi, liên cầu khuẩn tan huyết, còn có tác dụng hạ nhiệt tốt, tác dụng kháng viêm, giảm ho, trừ đờm, lợi tiểu, hạ huyết áp. Hoàng cầm chế gừng có tác dụng trị ho tốt. Hoàng cầm sao đen tăng cường tính thu liễm cố sáp, nâng cao được tác dụng cầm máu. Hoàng cầm sau khi chế biến có tác dụng chống ôxy hóa tốt. Ngoài ra, người ta còn thấy rằng sau khi chế biến, hoàng cầm còn có khả năng tăng cường dẫn thuốc vào các kinh, làm thay đổi tác dụng và giảm đi một số tác dụng phụ của vị thuốc.

5. Công dụng trị bệnh của hoàng cầm: theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Theo Đông y, hoàng cầm có vị đắng, tính hàn, quy vào 6 kinh: phế, tâm, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai. Trên lâm sàng, hoàng cầm được sử dụng để trị rất nhiều loại bệnh khác nhau như: sốt cao do viêm gan hoàng đản, viêm gan virut, viêm ruột, viêm túi mật, viêm bàng quang..., dùng hoàng cầm, long đởm, trạch tả, sài hồ, mộc thông, chi tử, sinh địa, mỗi vị 8g; đương quy, xa tiền tử, mỗi vị 6g; cam thảo 4g, sắc uống ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần.

Viêm phổi, đặc biệt áp - xe phổi hoặc các bệnh viêm phế quản mạn tính kèm theo ho nhiều đờm và khó thở: Hoàng cầm phối hợp với hoàng liên chân gà (Rhizoma Coptidis), hoàng bá (Cortex Phellodendri), đồng lượng, trung bình mỗi vị khoảng 6-12g/ngày, có thể gia thêm bách bộ, mạch môn, cát cánh, mỗi vị 12g, cam thảo 8g. Sắc uống 2-3 lần trong ngày, uống liền 2-3 tuần, không nên uống lúc quá đói sẽ gây cảm giác cồn cào, khó chịu.

Trị các chứng viêm cơ, mụn nhọt, đinh độc... dùng phương hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá nói trên, gia thêm vị chi tử.

Khi sốt cao, lúc nóng, lúc rét, có thể dùng hoàng cầm, sinh khương mỗi vị 8g; sài hồ, bán hạ, đảng sâm, đại táo, mỗi vị 12g; cam thảo 4g, sắc uống ngày một thang, uống liền tới khi cắt cơn.

Trị động thai chảy máu: Hoàng cầm 8g phối hợp với chư ma căn (rễ củ gai), tô ngạnh (hoặc tô diệp), mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang. Chú ý, với trường hợp động thai, hoàng cầm cần được sao đen và cũng chỉ dùng khi bị động thai hoặc động thai có chảy máu. 

What's your reaction?

Facebook Conversations