views
1. Hình ảnh mô tả Cây Thầu dầu, Ðu đủ dầu, Ðu đủ tía - Ricinus communis L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Thầu dầu, Ðu đủ dầu, Ðu đủ tía - Ricinus communis L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây nhỏ cao tới 4-5m, vỏ có màu sắc khác nhau tuỳ thứ, các cành non đều có phấn trắng. Lá lớn, có thùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa; cuống dài, có tuyến; lá kèm sớm rụng. Cụm hoa ở ngọn hay ở nách lá, thành chuỳ, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở trên, có nhiều lá bắc phủ ở ngoài. Quả nang màu lục hay màu tím nhạt, có gai mềm, chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, có mồng lớn, bề mặt nhẵn, màu nâu xám, có vân đỏ hay nâu đen.
Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 4-8.
2. Thông tin mổ tả Công dụng, tác dụng, bài thuốc chữa bệnh của Dược Liệu Thầu dầu, tên khoa học: Ricinus communis L
Bộ phận dùng: Hạt, rễ và lá - Semen, Radix et Folium Ricini Communis, hạt thường gọi là Bí ma tử.
Nơi sống và thu hái: Loài của Bắc Ấn Độ, được trồng ở các vùng nóng để lấy hạt ép dầu và lấy lá. Lá thu hái quanh năm, chủ yếu vào hè thu, thường dùng tươi. Rễ thu vào mùa đông. Hạt thu hoạch vào tháng 4-5.
Thành phần hóa học: Hạt Thầu dầu chứa 40-50% dầu, 25% chất albuminosid, một chất có tinh thể và nitrogen (ricidin), acid malic đường, muối, cellulose, ricin và ricinin, các men trong đó có men lipase. Dầu chiết xuất lạnh từ hạt chứa nhiều chất hữu cơ có gốc là glycerin (50-60% trong đó có stearin cholesterin, palmitin, ricinolein) và acid béo (acid linoleic, oleic và stearic).
Tính vị, tác dụng: Hạt có vị ngọt, cay, tính bình, có độc; có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Dầu nhân hạt (dầu Thầu dầu) có tác dụng nhuận tràng thông tiện. Lá có vị ngọt, cay, tính bình, ít có độc; có tác dụng tiêu thũng bạt độc, chống ngứa. Rễ nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh.
Chất ricin là một protein độc ở trong hạt, chất này biến mất khi bị ép, vì nó nằm lại trong khô dầu. Dầu Thầu dầu là một chất lỏng dính, có mùi khó chịu gây nôn mửa, nó có tính nhuận tràng và xổ. Tác dụng này khá nhanh, không gây kích thích ống tiêu hoá.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
- Dầu Thầu dầu được chỉ định dùng trong bệnh táo bón của trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ.
- Hạt dùng chữa sa tử cung và trực tràng, lỵ, sót nhau, đẻ khó, liệt thần kinh mặt, viêm mủ da, viêm hạch lao, dằm đâm vào thịt; dầu hạt trị mụn nhọt thũng độc, hầu tê, đại tiện táo kết, tràng nhạc.
- Lá được dùng trị viêm mủ da, eczema, mẩn ngứa, ung nhọt, viêm tuyến vú, viêm đau khớp, diệt dòi, giết bọ gậy.
- Rễ dùng chữa phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau, sài uốn ván, động kinh, tinh thần phân liệt.
Cách dùng: thường dùng 1-2 thìa dầu đối với người lớn, trẻ em 1/2 thìa. Ðể tránh buồn nôn, có thể hoà lẫn cà phê (bia hay dịch trái cây) để uống. Hoặc dùng viên nang 2-10g để nhuận tràng, 10-40g để xổ. Dùng ngoài lấy 20-50g chế nước rửa thay thuốc đạn. Lá, rễ thường dùng với liều 30-60g. Dùng ngoài lấy lá giã đắp.
Đơn thuốc:
1. Sa tử cung và trực tràng: Dùng hạt Thầu dầu giã ra đắp lên đầu.
2. Ðẻ khó, sót nhau: Dùng hạt Thầu dầu (độ 14 hạt) giã nát đắp vào lòng bàn chân, khi đẻ xong hay nhau đã ra thì bỏ thuốc ngay và rửa sạch.
3. Liệt thần kinh mặt: Giã hạt Thầu dầu và đắp vào phía đối diện.
Ghi chú: Hạt có alcaloid độc, có tính làm đông. Không dùng quá liều và phải chia ra uống cách nhau vài giờ để trừ độc.
Thầu dầu tía - Ricinus communis L. var. sanguineus có thân khỏe, cao tới 3m, toàn thân nhuốm màu tía nâu sáng, và lá màu tía. Rễ của cây này dùng trị mệt mỏi và lá dùng trị đòn ngã tổn thương.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations