menu
Cây râu mèo Việt Nam có hợp chất kháng ung thư, hạ đường huyết
Cây râu mèo Việt Nam có hợp chất kháng ung thư, hạ đường huyết
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Các nhà khoa học Việt Nam vừa tìm ra tác dụng hạ đường huyết và kháng nhiều dòng tế bào ung thư trong hợp chất của cây râu mèo.

Theo TS Nguyễn Phi Hùng, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, cây râu mèo còn có tên gọi là râu mèo xoắn, cây bông bạc, có tên khoa học là Orthosiphon spiralis (Lour) Merr.

Râu mèo có vị ngọt nhạt, đắng nhẹ, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, trị viêm thận cấp tính và mạn tính, viêm bàng quang, sỏi niệu, và bệnh xung huyết gan, bệnh đường ruột.

Cây dược liệu cây Râu mèo - Orthosiphon stamineus

Tuy nhiên ở Việt Nam, cho đến nay các nghiên cứu về loài cây này vẫn còn rất ít, trong đó có một nghiên cứu đánh giá về tính đa dạng di truyền nhờ chỉ thị phân tử và khả năng sinh tổng hợp của hợp chất sinensetin ở loài Râu mèo Việt Nam, được thực hiện bởi Lê Duy Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Các nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học của Râu mèo ở Việt Nam còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học liên quan đến hoạt tính chống tiểu đường của cây râu mèo theo hướng tăng cường hấp thu đường máu và ức chế enzyme protein tyrosine phosphatase 1B (PTP1B) được công bố.

TS Nguyễn Phi Hùng và cộng sự ở Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã tiến hành đề tài nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống tiểu đường của cây râu mèo ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu chi tiết thành phần hóa học của cây râu mèo ở Việt Nam, đồng thời đi sâu nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cây Râu mèo và các hợp chất hóa học phân lập được trên mô hình thử nghiệm in vitro ở cấp độ tế bào. Đây được coi là nghiên cứu đầu tiên chi tiết được thực hiện ở Việt Nam về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học theo hướng liên quan bệnh tiểu đường của cây râu mèo.

Nhóm đã nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết các thành phần hóa học của cây râu mèo. Kết quả 40 hợp chất hóa học đã được phân lập và nhận dạng cấu trúc từ phần trên mặt đất của cây Râu mèo.

Trong số này 10 hợp chất được nhóm xác định có khả năng ức chế hoạt lực enzyme protein tyrosine phosphatase 1B (PTP1B). So sánh với chất đối chứng, 10 hợp chất trong cây râu mèo có khả năng ức chế  PTP1B gấp 3-4 lần. Enzyme này là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp chuyển hóa đường, không dung nạp được gluscose, gây ra bệnh tiểu đường nếu không được cân bằng.

Đặc biệt, hai hợp chất có hàm lượng cao nhất trong cây râu mèo (rosmarinic acid và ursolic acid), ngoài tác dụng ức chế tiểu đường, còn có khả năng chống oxy hóa, kháng nhiều dòng tế bào ung thư. Hoạt tính của chất này cũng được tìm thấy trong một số dược liệu quý, khó trồng hơn, như đan sâm, xạ đen. Tuy nhiên, giá thành để thu mua những dược liệu quý này thường khá cao trong khi hoạt tính ức chế của hợp chất như nhau.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ được tiếp tục phát triển mở rộng nội dung nghiên cứu của đề tài theo hướng nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học như đánh giá tác dụng trên mô hình thử nghiệm in vivo, đánh giá độc tính và các chỉ tiêu về độ an toàn của các mẫu cao chế phẩm chứa các hợp chất chính/ hoạt chất có tác dụng (đã nghiên cứu được ở phần quy trình).

Từ những nghiên cứu này, nhóm sẽ phát triển sản phẩm theo dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và có thể mở rộng theo hướng điều trị bệnh Gút. 

Cây râu mèo, cây bông bạc chữa trị bệnh sỏi Thận, sỏi Mật, hạ Huyết Áp

P.Thảo

Theo khám phá

What's your reaction?

Facebook Conversations