views
Chữ tâm của thầy thuốc
1. Nghề thầy thuốc:
Có ba loại thầy: thầy thuốc, thầy giáo, thầy tu. Loại thầy nào cũng cần có tài, đức và tâm phụng sự. Ngành y liên hệ đến tính mạng con người, là nghề cao quý và rất khó, phải học rộng, thận trọng, trách nhiệm, sáng tạo…
Cha mẹ cho ta mạng sống, vật thực nuôi sự sống, thầy thuốc làm cho sự sống được khỏe mạnh và hạnh phúc. Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác từng nói: “nghề thuốc là một nghề thanh cao, là một nghề có lòng nhân”, “đạo làm thuốc là một nhân thuật, chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm phận sự của mình, không nên cầu lợi kể công” (Trích: Y Huấn Cách Ngôn). Thầy thuốc được quyền chọn lựa đối tượng phục vụ trong trường hợp cấp cứu, ưu tiên người có giá trị lớn nhất.
2. Kiềng ba chân của thầy thuốc:
Uy tín, thiết bị y khoa hiện đại, phương tiện kỹ thuật cao chưa đủ; mà còn phải có đầy đủ kiềng ba chân gồm chữ TÂM, chữ ĐỨC, chữ TÀI, tức là lòng nhân ái, tính không nhũng nhiễu tiêu cực và có chuyên môn, hiệu quả trong công việc. Y đức và Dược đức nằm ở lương tâm và thiện tâm của mỗi người.
Nghề thầy thuốc đôi khi phải đối mặt với áp lực của người thân và định kiến từ xã hội, đôi khi còn bị “bầm dập” vì bệnh nhân kích động và làm liều, đánh đập, đả thương…
3. Nhận thức “Bệnh nhân là khách hàng đặc biệt”:
- Người bệnh không phải là vật vô tri và vô giác, do vậy khi can thiệp trên cơ thể người bệnh phải có y đức. Người bệnh cần sự tận tâm, quan tâm, đồng cảm, sự lắng nghe trong giao tiếp từ thầy thuốc và nhân viên y tế.
- Người bệnh là thầy ẩn danh của ngành y trong nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm, do vậy không xem thường bệnh nhân, không xem bệnh nhân là đối tượng cần sự ban ơn, không quát nạt, không để bệnh nhân chờ đợi lâu, xem bệnh nhân là “khách hàng đặc biệt”.
4. “Tâm” của thầy thuốc:
- Tâm bi: chua xót và đồng cảm với nỗi đau để nỗ lực kết thúc nỗi đau…
- Tâm từ: có khả năng mang lại hạnh phúc, an vui
- Lương tâm cá nhân (tàm), lương tâm xã hội (quý): không nên vô cảm với nỗi đau của bệnh nhân, không nên nhũng nhiễu, trục lợi hóa ngành y.
Theo Hải thượng Lãn ông: “tôi thường thấm thía rằng thầy thuốc có nhiệm vụ bảo vệ mạng sống người ta, sự sống chết, điều họa phúc đều ở tay mình xoay chuyển. Lẽ nào người có trí tuệ không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thận trọng mà dám theo đòi bắt chước nghề y”.
Y đức
1. Khái niệm về y đức:
- Quy ước về luân lý, đạo đức: nhằm ràng buộc thầy thuốc phải chấp hành trong ngành y vì an toàn sức khỏe và tuổi thọ của bệnh nhân và danh dự của bản thân và tập thể.
- Các đức tính cao quý: y đức là phẩm chất của những người hành nghề y bao gồm: thái độ giao tiếp, cung cách phục vụ, tinh thần trách nhiệm, tấm lòng cao cả, phương pháp điều trị. Những phẩm chất đó nhằm mục đích kết thúc khổ đau của bệnh nhân.
2. Các bộ quy tắc về y đức:
a. Lời thề Hippocrate – nguyên tắc đạo đức y khoa của Hội Y học Hoa Kỳ, có những điều quan trọng sau:
Điều 1: Phải có thái độ tận tâm
Điều 2: Giữ chuẩn mực chuyên ngành, tố cáo tắc trách và lừa đảo
Điều 3: Đề cao trách nhiệm và tôn trọng luật pháp
Điều 6: Quyền chọn lựa đối tượng phục vụ trong trường hợp cấp cứu
b. Quy ước đạo đức của ngành y của Hiệp hội Y khoa thế giới: gồm 11 nhiệm vụ chung mà các thầy thuốc cần tuân thủ và 6 trách nhiệm đối với bệnh nhân, trong đó cần lưu ý:
Điều 1: Đề cao chuẩn mực chuyên môn
Điều 3: Không phân biệt đối xử, không để quyền lợi cá nhân chi phối
Điều 6: Không hưởng lợi tài chính hay quà cáp
Điều 12: Tôn trọng sinh mạng của con người
c. 12 điều y đức Việt Nam, trong đó nhấn mạnh:
Điều 1: Khẳng định ngành y là nghề cao quý
Điều 2: Thực hiện quy chế chuyên môn, không lợi dụng bệnh nhân trong điều trị và nghiên cứu y khoa
Điều 3: Không phân biệt đối xử, không có thái độ ban ơn
Điều 4: Có thái độ niềm nở, tận tình, động viên, an ủiĐiều 6: Kê đơn thuốc phù hợp, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
Điều 11: Khi bản thân có thiếu sót phải tự giác nhận trách nhiệm.
d. Y đức theo Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác:
Điều 4: Nhấn mạnh “ý thức nghiệp vụ” của y khoa là quan trọng
Điều 5: Cam kết “hết lòng cứu chữa” và “khi cần thì cho thuốc, không bán”
Điều 6: Đề cao trách nhiệm “không khinh xuất đưa ra những phương thuốc bừa bãi để thử nghiệm”
Điều 8: Đề nghị “chăm sóc đặc biệt đối với người bệnh nghèo túng, mồ côi, góa bụa”
Điều 9: “Chớ có mưu cầu quà cáp…nghề y là thanh cao, giữ khí tiết cho trong sạch”-
8 đức nên có của thầy thuốc: Nhân từ, Thông minh, Đức độ, Chuyên môn, Không phân biệt, Chân thật, Khiêm tốn, Cần cù.
- 8 tội thầy thuốc có đức không được làm: Lười, Keo, Tham, Dối, Dốt, Ác, Hẹp hòi, Thất đức.
Thiếu y đức thầy thuốc là giặc cướp; thiếu y đức, người sống than, người chết oán.
3. Cam kết chuẩn mực chuyên môn và thành thật
4 . Cam kết “nói không với phong bì”
5. Cam kết “không trục lợi túi tiền từ bệnh nhân”
6. Cam kết “tự soi y đức”
Thượng tọa Thích Nhật Từ
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/chu-tam-va-y-duc-d40153.html
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations