menu
Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của trầm hương, kỳ nam, tinh dầu trầm hương
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của trầm hương, kỳ nam, tinh dầu trầm hương

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông y, dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, trấn tĩnh, giảm đau, cầm nôn, chủ yếu dùng trong những trường hợp đau bụng kinh, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tính khí lạnh. Người ta biết đến trầm hương trong Nam dược thần hiệu dùng để chữa thủy thũng, trướng bụng, đầy hơi, trong Bách gia trân tăng để chữa nôn mửa không dứt và nhiều bài thuốc dân gian khác.

Nhận biết và phân loại chất lượng của Trầm, Trầm Hương

Theo lương y Huỳnh Văn Quang ở TP HCM, trầm hương, kỳ hương (kỳ nam) từ gỗ thân già mục của cây trầm gió chuyển hóa mà thành; hoặc do một loại nấm gây nhiễm mục nát thân cây trầm gió rồi chuyển hóa tạo nên.

Cũng có giả thuyết cho rằng, thân cây gió bị bọng, những con ong, con kiến làm tổ ở đó, đưa mật về ăn. Hương mật ấy ngấm vào thịt của cây gió lâu ngày mà kết thành kỳ nam.

Đông y phân loại trầm tốt xấu bằng cách: Nếu cho vào nước, trầm chìm xuống tận đáy là trầm tốt nhất; bỏ vào nước mà lơ lửng, không chìm, không nổi là trầm loại 2; còn trầm loại 3 là loại nổi trên mặt nước. Đông y thường dùng trầm loại 2 làm thuốc (vì loại 1 có giá rất cao).

Kỳ hương được phân ra làm những loại: hắc kỳ (có màu đen, là loại đắt tiền nhất); thanh kỳ (màu xanh xanh, còn gọi là hoàng kỳ) và bạch kỳ (màu trắng đục). Trầm loại tốt có sắc đen, bóng, nặng trịch như khối sắt. Kỳ cũng nặng vậy, nhưng thường có tinh dầu rịn ra bên ngoài ươn ướt. Trên thị trường, có khi người ta giả trầm "xịn" bằng cách, lấy trầm loại 3 khoan một lỗ thật sâu chế chì vào trong đó và bít lại, rồi xoa tinh dầu trầm, đánh bóng. Không rành rất khó mà nhận biết.

Công dụng của trầm hương - kỳ nam

Trầm - kỳ có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với một loại hương thơm nào khác. Những vật phẩm chế tác từ kỳ có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức người ta làm từ kỳ nam đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm.

Theo lương y Huỳnh Văn Quang, tinh dầu thơm của trầm - kỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ. Tùy theo tỷ lệ pha chế giữa trầm - kỳ và xạ hương mà hương thơm được tạo ra sẽ có sức quyến rũ giới tính. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm - kỳ chiếm 85% thì hương thơm này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha trộn ngược lại (kỳ - trầm chỉ chiếm 15%), thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam. 

Trong Đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là kỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm xuống). Còn kỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Trầm giúp bổ nguyên dương, bổ thận khí, trợ sức cho công năng của tỳ thận. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp hen suyễn thở dốc. Người có chứng âm hư hỏa vượng (đang sốt, khô gầy) tuyệt đối không được dùng trầm.

Kỳ nam chữa tiểu không cầm được, giúp giao hợp được lâu, rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như: đau do hơi dồn tức trong bụng, đau bụng tiêu chảy thể tả. Thường không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa để trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm) vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo.

Một số bài thuốc dùng Dược Liệu Trầm

Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.

Trị chứng nấc, nôn ói: Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.

Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.

Tham khảo thêm: Tác dụng chữa bệnh của trầm hương theo TS Lê Lương Đống

Tham khảo thêm: Tác dụng chữa bệnh của trầm hương theo TS Lê Lương Đống Hình ảnh Dược Liệu Trầm Hương

Tên khoa học của trầm hương là Aquilaria crasna Pierre. Đây là loại đặc sản quý hiếm của các vùng rừng núi nhiệt đới thuộc Nam Á và Đông Nam Á. Trầm được ngưng đọng trong thân, rễ hoặc cành cây trầm lâu năm (khoảng trên 30 tuổi) theo những hình thể khác nhau. Cũng có khi người ta tìm được trầm khi cây chết mục, tiêu đi mà trầm vẫn tồn tại. Những nơi có trầm rục, hệ sinh thái có những điểm khác biệt do ảnh hưởng của trầm mà chỉ người tìm trầm có kinh nghiệm mới nhận thấy được. Có loại “bắp” trầm gần như nguyên chất màu đen nhánh, hoặc gồ ghề như cánh chim ưng, từ đó có tên gọi gỗ chim ưng (bois d’aigle). Có loại chỉ ít nhựa nằm xen trong gỗ mà người ta quy ước là trầm loại 1, 2, 3.

Trầm được dùng chữa bệnh thường là loại trầm có hàm lượng cao. Loại pha tạp nhiều gỗ, ít trầm thường được để làm hương (nhang), khi đốt lên có mùi đặc biệt và quyến rũ, được các bậc vua chúa, quý tộc dùng trong các dịp lễ tết, cúng giỗ.

Ngày nay, các nhà khoa học đã bước đầu xác định được một số chất có trong trầm. Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.

Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.

Tác dụng của trầm hương chủ yếu là ở tinh dầu, nên thường được dùng dưới dạng nước mài, bột tán chứ không cho vào sắc. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù là thuốc quý, có tác dụng thiên về bổ, nhưng khi dùng trầm hương phải thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Hiện nay có khoảng gần 60 bài thuốc có sử dụng trầm hương. Như vậy, loại thuốc đặc biệt quý hiếm này (đắt gấp nhiều lần so với vàng) được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền.

Xin đơn cử bài thuốc chữa chứng nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, đinh hương mỗi thứ 10 g, hoàng liên 8 g. Bốn vị trộn lẫn, tán mịn. Ngày uống 1 g với nước ấm.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations