menu
Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là gì?
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là gì?

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Lên đồng ngày nay chủ yếu là biểu diễn “đóng thế” vai các thánh thần và vì biểu diễn nên nặng về khăn áo, âm nhạc, hát, chất kích thích… để tạo đà cho cảm xúc thăng hoa.

Lên đồng

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Shamanông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các Tín ngưỡng Tứ Phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội đồng Thánh Trần mang tính shaman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng như đi trên than hồng, xiên lình (dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...

Các thành phần tham gia

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "cô hoặc bà đồng". Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...

Âm nhạc là thành phần không thể thiếu, cung văn chính là người tấu nhạc phục vụ buổi lễ.

Ngoài ra, các thánh phần ngồi xem buổi hầu là các cử tọa. Những người này thường là con nhang đệ tử, thường thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngự, hòa theo điệu múa hát và được Thánh ban lộc.

Lên đồng ngày nay

Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.

Mặt trái hiện tại của Lên Đồng

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng rất phổ biến ở cả ba miền, song do một thời gian dài bị cấm đoán và mai một, hoạt dộng này ngày nay thường có nhiều chỗ sai biệt, thậm chí là lệch lạc phản cảm, méo mó hình ảnh của tín ngưỡng. Một số khác lợi dụng viẹc lên đồng để kiếm trác mua thần bán thánh, làm mất đi vẻ đẹp đáng có của tín ngưỡng. Đặc biệt hơn việc này đang ngày càng phổ biến tạo điều kiện cho cò mồi, môi giới có các điều kiện để thực hiện các hành vi lừa đảo...

Trong văn học: Tú Xương đã viết 1 bài thơ "Lên đồng":

Khen ai khéo vẽ sự lên đồng

Một lúc lên ngay sáu bảy ông

Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ,

Ra oai, bà giắt cái...khăn hồng.

Cô giương tay ấn, tan tành núi,

Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?

Hay là đồng sợ súng thần công ?

Shaman giáo là gì

Saman giáo là một hình thức tôn giáo cổ xưa thông qua những người môi giới để giao tiếp với thần linh, qua đó nhờ thần linh giúp đỡ những điều mình mong muốn. Saman giáo có nhiều yếu tố giống ma thuật nhưng khác ma thuật ở chỗ nếu ma thuật quan niệm tự bản thân người làm ma thuật có một sức mạnh siêu linh thì saman cho mình là người môi giới, là hình bóng của siêu linh.

Nguồn gốc

Đây là hình thái tôn giáo ra đời khi công xã thị tộc nguyên thuỷ bắt đầu tan rã, trong xã hội có sự phân chia giai cấp:

Tầng lớp trên: tù trưởng, thầy pháp,...

Tầng lớp dưới: những người dân công xã bình thường những người dân tầng lớp dưới cho rằng những tù trưởng, thầy pháp,... có khả năng hơn người do phục vụ thần quỷ, sai khiến âm binh,...

Hoạt động

Người làm nghề saman

Người làm nghề saman không cha truyền con nối, chỉ khi được thánh nhập vào sau cơn ốm, được báo mộng thấy phải làm nghề này mới sống,... người đó mới chính thức thành một saman.

Người làm nghề saman phải có một thánh nhập vào, phải có âm binh (là những thế lực siêu hình thừa lệnh thánh giúp saman tróc quỷ), có mũ áo, đao kiếm, đồ nghề riêng. khi làm lễ thầy ca hát nhảy múa để thần linh nhập vào thầy hay trống chiêng của thầy. Cũng có thể thầy xuất hồn vào cõi thần. Saman thường sử dụng ayahusaca để kết nối với vũ trụ, thần linh.

Saman giáo trên thế giới

Việt Nam

Saman giáo ở Việt Nam hết sức đa dạng, nhưng phổ biến nhất là đạo mẫu với các hình thức hầu đồng.

Saman giáo trong văn học-nghệ thuật

Ca dao có câu:

"Bà đồng đánh trống long tong

Nhảy lên nhảy xuống con ong đốt đồ"

Thơ Tú Xương: 

"Khen ai khéo vẽ sự lên đồng

Một lúc lên ngay sáu bảy ông

Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ,

Ra oai, bà giắt cái...khăn hồng.

Cô giương tay ấn, tan tành núi,

Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?

Hay là đồng sợ súng thần công ?"

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations