menu
Cây dược liệu cây Tề thái - Capsella Bursa Pastoris
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Tề thái - Capsella Bursa Pastoris

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông y, tề thái vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng. Tề thái tên khác cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella Bursa - pastoris (L.) Medik. là một loài thực vật có hoa trong họ Cải. Loài này được (L.) Medik. mô tả khoa học đầu tiên năm 1792.

1. Hình ảnh mô tả Cây Tề thái, Cỏ tâm giác - Capsella bursa-pastoris (L.) Medic., thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Hình ảnh mô tả Cây Tề thái, Cỏ tâm giác - Capsella bursa-pastoris (L.) Medic., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Cây Tâm giá (Capsella bursa. pastoris),còn gọi là cây Rau tề, Tề thái hoa

Cây Tề Thái - Capsella Bursa Pastoris

Tên khác: cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác

Tên khoa học:  Capsella Bursa - pastoris (L.) Medik.

Mô tả: Cây thảo cao 10-60cm, mọc hằng năm hay hai năm, năm đầu mang một vòng lá hình hoa thị và sang năm thứ hai, có một thân mang hoa phân nhánh ít hoặc không phân nhánh. Lá luôn luôn có lông mềm, hình dạng rất thay đổi, kéo dài, nguyên hoặc có răng, có khi còn chia thùy; các lá trên thường hẹp, hình ngọn giáo, nguyên. Hoa mọc thành chùm ở ngọn thân, nhỏ cỡ 3-4mm, có 4 cánh hoa màu trắng. Quả hình trái xoan ngược chuyển thành dạng tim đều mang bởi một cuống dài 6-9mm. Hạt nhỏ, nhiều, hình trứng.

Cây ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8.  

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Capsellae, thường dùng với tên Tề thái.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc nhiều ở các nước ôn đới; ở nước ta, cây rau tề mọc hoang ở nhiều nơi từ các tỉnh vùng cao như Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái đến Ninh Bình, Hà Tây, Hà Nội, ..., thường gặp trên những bãi cỏ ven bờ sông, bãi suối ẩm, ruộng hoang. Cũng có khi được trồng. Ðể làm thuốc, ta thu hái toàn cây, có khi bỏ rễ, vào cuối xuân, mùa hè và mùa thu. Rửa sạch và phơi khô ngoài nắng hay trong râm ở nhiệt độ 30-45ºC.

Thành phần hóa học: Trong cây có một alcaloid không bền vững là bursin; còn có những chất khác như cholin, acetylcholin, tyramin, thiamin; các acid hữu cơ: thiocyanic, citric, malic, fumaric (chưa thấy có trong các cây cùng họ), tartric, tanic và bursinic. Ngoài ra còn có vitamin C, sorbitol, adonitol, inostol, diosmetol, rhamnoglucosid, hyssopin, ... Ngày nay người ta biết có nhiều saponoside.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, dịu, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi niệu, chỉ huyết, minh mục, giáng áp. Người ta đã biết tác dụng trương lực, cầm máu, điều hoà kinh nguyệt, làm tiêu sỏi của Tề thái.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: Cảm mạo phát nhiệt, sởi, viêm ruột, đau bụng ỉa chảy, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi thận, đái ra dưỡng trấp, huyết áp cao, thổ huyết, đái ra máu, băng huyết, kinh nguyệt quá nhiều, mắt đỏ sưng đau, bệnh thanh manh ế chướng.

Liều dùng 6-12g hay hơn (15-60g) sắc uống. Có thể chế cao lỏng hay cồn thuốc. Dùng ngoài chữa mụn nhọt trĩ, lấy cây tươi giã đắp.

Đơn thuốc:

1. Lao thận; Tề thái 30g, đun sôi với 3 bát nước, sắc còn lại 1 bát rồi thêm một quả trứng hòa uống.

2. Ðái ra dưỡng trấp: Rễ Tề thái 120g, nấu uống. Ngày uống 1-2 lần và liên tục trong 1-3 tháng.

3. Rong kinh: Một nắm Tề thái tươi cho thêm một bát nước đun sôi uống, cứ 2 giờ uống một tách, liên tục 2 ngày thì cầm.

4. Chữa gan nóng mắt mờ: Dùng Tề thái nấu cháo ăn luôn thì bổ gan sáng mắt.

5. Chữa ho ra máu, đái ra máu, rong huyết sau khi sinh, hành kinh kéo dài: Dùng 40-80g Tề thái sắc uống.

6. Chữa đi lỵ ra máu: Dùng Tề thái cả rễ đốt tồn tính hay sao già, sắc uống. Chữa lỵ mạn tính thì dùng hoa Tề thái sấy khô tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước cơm.

7. Chữa cảm sốt cao, nổi mẩn, viêm thận phù thũng, đái ra dưỡng trấp: Dùng Tề thái khô 40g (hoặc 80g tươi) sắc uống riêng, hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngày uống 1-2 lần, liên tục trong 1-3 tháng.

Ghi chú: Rau Tề thái cũng có ích trong việc chống động kinh và các bệnh về thần kinh. Ở Ấn Độ, người ta dùng nó chữa xuất huyết từ thời Trung cổ. Vào thế kỷ 16, Matthiole đã dùng nó trị khạc ra máu, băng huyết và các chứng xuất huyết.

3. Cây Tề thái, Cỏ tâm giác - Capsella bursa-pastoris (L.) Medic., thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Cây Tề thái, Cỏ tâm giác - Capsella bursa-pastoris (L.) Medic., thuộc họ Cải - Brassicaceae.

4. Có rất nhiều tên gọi khác nhau: Cỏ tam giác còn có tên gọi khác là tề thái, cây tề, địa mễ thái, cải dại.

Có rất nhiều tên gọi khác nhau: Cỏ tam giác còn có tên gọi khác là tề thái, cây tề, địa mễ thái, cải dại.

5. Sau đây là một số bài thuốc dùng tề thái: theo TS.Nguyễn Đức Quang

* Chữa lỵ ra máu: Tề thái sao đen hay tồn tính 30g sắc uống.

* Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở hoặc toàn thân phù thũng: Tề thái khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt hoặc xé đại táo; sắc chung với tề thái, ngày uống 1 thang.
* Chữa cổ trướng, chân tay gầy, đái sẻn ít: Tề thái 100g, đình lịch tử 100g. Tán nhỏ mịn, làm viên hoàn mật, viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.

Một số thực đơn có tề thái chữa bệnh:

* Canh tề thái thịt lợn: Rau tề thái tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho tề thái thái nhỏ vào, thêm muối mắm gia vị. Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...

* Canh tề thái trứng gà: Tề thái tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 cái. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.

* Chè tề thái mứt táo ngó sen: Tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu sắc thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Trong dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh dạng bánh khúc tề thái, chỉ định cho các loại xuất huyết, phù nề đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu. Y học dân gian Trung Quốc dùng tề thái chữa bệnh đái đục với liều 8 - 12g, sắc uống trong ngày.

6. Một số món ăn, bài thuốc có cỏ tam giác: theo Bác sĩ Nguyễn Đức

Chữa đi lỵ ra máu: Dùng cỏ tam giác cả rễ đốt tồn tính hay sao già, sắc uống.

Chữa cảm sốt cao, nổi mẩn, viêm thận phù thũng, đái ra dưỡng chấp: Cỏ tam giác khô 40g (hoặc 80g tươi) sắc uống riêng, hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngày uống 1-2 lần,  uống liên tục trong 1-3 tháng.

Rong kinh: Một nắm cỏ tam giác tươi cho thêm một bát nước đun sôi uống, cứ 2 giờ uống một tách, liên tục 2 ngày thì cầm.

Chữa phế ung, tức ngực, khó thở, không nằm được, toàn thân phù thũng: Cỏ tam giác 20g, đại táo 5 quả. Thái đại táo thành nhiều miếng, sắc uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, choáng váng đau đầu: Cỏ tam giác tươi 50g, sắc nước uống thay trà hằng ngày.

Canh cỏ tam giác thịt lợn: Cỏ tam giác tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho cỏ tam giác thái nhỏ vào, thêm gia vị. 

Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...

Canh cỏ tam giác trứng gà: Cỏ tam giác tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 quả. Cỏ tam giác rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà vào, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.

Chè cỏ tam giác, mứt táo, ngó sen: Cỏ tam giác 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations