menu
Cây dược liệu cây Báng, Búng báng, Ðoác, Quang lang, Đao rừng - Arenga pinnata (Wurmb) Merr
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Báng, Búng báng, Ðoác, Quang lang, Đao rừng - Arenga pinnata (Wurmb) Merr

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông Y Bột Báng có vị ngọt tính bình; có tác dụng bổ ích cho cơ thể, làm mạnh sức, nhẹ mình. Quả Báng có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan máu ứ. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu. Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng. Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm. Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước, ngọt có thể nấu thành đường ăn hoặc cho lên men để chế rượu.

1. Cây Báng, Búng báng, Ðoác, Quang lang, Đao rừng - Arenga pinnata (Wurmb) Merr, thuộc họ Cau - Arecaceae.

Cây Báng, Búng báng, Ðoác, Quang lang, Đao rừng - Arenga pinnata (Wurmb) Merr, thuộc họ Cau - Arecaceae.

Cây báng (các tên gọi khác: đác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng, Cây Tà vạt, Cây rượu trời, Cây dừa núi), Tên khoa học Arenga pinnata, là giống cây lâu năm thuộc họ Cau, có nguồn gốc khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia, và Philippines. Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở chân núi ẩm (Cao Bằng, Lạng Sơn), chân núi đá vôi, trong rừng thứ sinh.

2. Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, Dược liệu Báng

Mô tả: Cây cao khoảng 7-10m, hay hơn, đường kính tới 40-50cm. Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc. Lá mọc vòng quanh thân và tập trung ở phía ngọn, toả rộng ra chung quanh; lá kép lông chim, dài 3-5m có nhiều lá chét xếp hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài 0,8-1,2m, rộng 4-5,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng như phấn, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá. Cụm hoa hình bông mo to, dài 0,9-1,2m, chia nhiều nhánh cong xuống. Hoa đực hình nón có 70-80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. Quả hình cầu dài 3,5-5cm, màu vàng nâu nhạt, trong có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu ám nâu, quả tiết chất, nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim rất nhỏ.

Ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng: Quả, thân và rễ - Fructus, Caulis et Radix Arengae.

Nơi sống và thu hái: Báng phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Ðông Dương, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, mọc nhiều ở chân núi ẩm. Trong thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi của nước ta.

Thành phần hoá học: Theo tài liệu phân tích năm 1979 của Viện chăn nuôi: Nước 14,8%, protid 2,6%; lipid 1,1%; celluloza 7,6%; dẫn xuất không protein 74,1%; khoáng toàn phần 2,5%, trong đó có calcium, phosphor.

Tính vị, tác dụng: Bột Báng có vị ngọt tính bình; có tác dụng bổ ích cho cơ thể, làm mạnh sức, nhẹ mình. Quả Báng có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan máu ứ. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng. Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm. Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước, ngọt có thể nấu thành đường ăn hoặc cho lên men để chế rượu. Nhân hạt luộc chín ăn ngon. Ðồng bào miền núi cũng thường trồng thêm ở một số nơi để lấy bột ăn thay lương thực khi cần thiết (mỗi cây có thể cho khoảng 100kg bột). Nõn cây bóc vỏ cứng, thái nhỏ, luộc bỏ nước, dùng nấu canh ăn hay xào ăn.

Bột Báng cũng được sử dụng làm thuốc bồi bổ hư tổn suy yếu, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi. Quả cũng được dùng sắc uống chữa đau nhức. Dịch của lớp vỏ quả ăn da, độc đối với cá. Thân cây cũng được dùng sắc uống chữa cảm sốt, rễ dùng trị viêm cuống phổi và làm dễ tiêu hoá. Ngoài ra những sợi ở bẹ lá còn lại trên cây có thể dùng làm chỉ khâu nón lá hay bện thừng xe làm dây buộc.

3. Cây báng thường mọc ở những vùng núi có độ ẩm cao.

Cây báng thường mọc ở những vùng núi có độ ẩm cao. Cây báng thân mọc cao, đường kính phát triển đều từ gốc đến ngọn, có nhiều công dụng hữu ích đối với sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương.

Cây báng (người dân địa phương thường gọi là “mạy pảng” hoặc “mạy khuông”), là một loại cây mọc tự nhiên trong rừng, thân cây thẳng như cây dừa, cây cau, vỏ thân cứng nhưng bên trong lõi mềm. Cây báng rừng mọc nhiều ở những vùng rừng núi có độ ẩm cao, núi đá xen lẫn đồi đất tại các xã, như: Quang Trung, Hà Trì, Đức Xuân (Hòa An); Lý Quốc, Đồng Loan, Đức Quang (Hạ Lang)

4. Nguồn lợi từ cây báng rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, do thân cây báng có lớp vỏ cứng và chịu được thời tiết khắc nghiệt nên người dân tận dụng khai thác để làm ván sàn phơi nông sản, ván sàn nhà, chế tác thành các sản phẩm phục vụ sinh hoạt và sản xuất như: ống đựng đũa, răng bừa, máng nước... Những sản phẩm từ cây báng sử dụng bền, dùng càng lâu càng có độ đen bóng, không bị mọt. Lá cây báng dai, không rụng, nên người dân dùng lá cây báng để đan thành tấm che chắn gió quanh nhà, chuồng trại, chổi quét nhà. Quả báng được kết hợp với một số loại cây khác chế biến thành thuốc.

Lõi cây báng chứa nhiều chất bột, đường và một số dưỡng chất khác, do vậy phần lõi của thân cây báng được người dân chế biến thành mật để ăn, bột báng để làm lương thực,  thực phẩm. Thông thường, người dân lấy xơ lõi cây báng cho vào nồi nước đun kỹ rồi lọc sạch bã, sau đó đun liên tiếp phần nước đó đến khi quyện thành mật. 

Mật báng có vị ngọt thanh mát và hương thơm đặc trưng. Ngoài ra, người dân còn sử dụng phần lõi cây báng về ủ men làm nguyên liệu nấu rượu (tiếng địa phương gọi là “lẩu pảng”). 

Rượu báng có vị ngọt, đắng nhẹ, hơi cay. Hiện nay, ở vùng cao, người dân vẫn nấu rượu báng, nhưng chủ yếu phục vụ cho gia đình. Họ quan niệm rằng, khi khách quý đến nhà, dùng rượu báng tiếp là thể hiện tấm lòng thành với anh em, bạn bè. 

Món nhộng lấy ra từ thân cây báng nức tiếng thơm ngon và bổ dưỡng, là đặc sản hiếm có của những người dân vùng núi cao. Khi cây báng bị gẫy đổ hoặc chặt hạ để khai thác, thường xuất hiện loại bọ cánh cứng (gọi là “tua quăng”) đẻ trứng vào lõi cây, phát triển thành nhộng - một loại côn trùng to bằng ngón chân cái, gọi là “đuổng pảng”. Nhộng báng phát triển và sinh sản mạnh vào thời điểm tháng 5, tháng 6 âm lịch. Nhộng báng có thể chế biến thành món ăn khoái khẩu, như: nhộng xào măng chua, nhộng rang lá chanh hoặc lá mác mật. Hiện nay, nhộng báng được nhiều người tìm mua, là món đặc sản tại nhiều quán ăn, nhà hàng. 

Với nguồn lợi về nhiều mặt từ cây báng mang lại, người dân các địa phương đã khai thác ồ ạt, nên số lượng cây báng giảm, diện tích ngày càng bị thu hẹp.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations