menu
Cây dược liệu cây Xích đồng, Mò đỏ - Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet (Volkameria japonica Thunb., C. kaempferi (Jacq.) Sieb. ex Hassk.)
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Xích đồng, Mò đỏ - Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet (Volkameria japonica Thunb., C. kaempferi (Jacq.) Sieb. ex Hassk.)

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo y học cổ truyền, mò hoa đỏ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiểu. Thường được dùng chữa khí hư, kinh nguyệt không đều, vàng da, khớp xương đau nhức. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc giã tươi đắp ngoài.

1. Xích đồng, Mò đỏ - Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet (Volkameria japonica Thunb., C. kaempferi (Jacq.) Sieb. ex Hassk.), thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Xích đồng, Mò đỏ - Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet (Volkameria japonica Thunb., C. kaempferi (Jacq.) Sieb. ex Hassk.), thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae. Mò hoa đỏ còn có tên gọi là xích đồng nam, lẹo cái, người Thái gọi là co púng pính.

Mò đỏ hay xích đồng nam (Tên khoa học: Clerodendrum japonicum) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được (Thunb.) Sweet mô tả khoa học đầu tiên năm 1826.

Tên Khoa học: Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet,

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Xích đồng nam; Mò đỏ.

Tên khác: Volkameria japonica Thunb., Clerodendrum squamatum Vahl, C. infortunatum sensu Lour., non L., Volkameria kaempferi Jacq., Clerodendrum kaempferi (Jacq.) Sieb. ex Steud.;

2. Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, Dược liệu xích đồng

Mô tả: Cây bụi cao 2m; cành vuông, có rãnh, có lông mịn, mắt có lằn lông nối liền hai cuống. Lá có phiến hình tim, to 30cm, không lông, mép có răng nhỏ, cuống dài 5-20cm. Chùy hoa ở ngọn các nhánh, cao 45cm, đỏ chói hay hồng, dài 8mm; ống tràng cao 1,5cm, thùy tràng 5mm. Quả hạch cứng lam đen, to 12mm, trên đài đồng trưởng to 3,5cm.

Ra hoa tháng 6-7.

Bộ phận dùng: Hoa, rễ và lá - Flos, Radix et Folium Clerodendri  Japonici; ở Trung Quốc, thường có tên là Sanh đồng hay Hà bao hoa.

Nơi sống và thu hái: Loài Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng. Cũng được trồng làm thuốc. Thu hái rễ và lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng: Cụm hoa có vị ngọt, tính ấm không độc; có tác dụng bổ huyết. Rễ có vị nhạt hơi ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong thấp, thanh can phế, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây được dùng chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng. Ngày dùng 15-20g, sắc hoặc nấu cao uống. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương, bỏng, mụn lở.

Ở Trung Quốc, cụm hoa được dùng trị xích, bạch đới, trĩ, sán khí và mất ngủ; rễ được dùng trị phong thấp đau nhức xương, đau lưng, đòn ngã tổn thương, lao phổi kèm theo ho, khái huyết, trĩ xuất huyết, lỵ. Liều dùng cụm hoa 30-90g, rễ 30-60g, dạng thuốc sắc. Lá được dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da. Dùng ngoài giã lá tươi đắp vào chỗ đau.

Ðơn thuốc:

1. Trĩ xuất huyết: Dùng rễ Xích đồng hoặc hoa 60g, nấu với thịt ăn.

2. Mụn nhọt ở nách: Giã lá tươi thêm mật ong rồi đắp vào chỗ đau.

3. Bài thuốc thường dùng: theo Bác sĩ Thu Vân

Bài 1: Chữa đau bụng kinh: Lá mò hoa đỏ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 700ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 - 3 tháng, có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm đau.

Bài 2:  Hỗ trợ điều trị thấp khớp sưng đau thuộc thể nhiệt: Mò hoa đỏ 80g, dây gắm 120g; đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân, mỗi vị 8g. Cho 700ml nước, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.

Bài 3:  Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều: Mò hoa đỏ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Cho 700ml nước, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi sạch kinh khoảng 5 - 7 ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.

Bài 4: Chữa khí hư thể can uất: (biểu hiện ra khí hư màu đỏ nhợt, hoặc trắng, chất đặc dính, dai dẳng không dứt, hành kinh không đúng ngày ngày miệng đắng, cổ khô, tiểu tiện vàng,… ): Mò hoa đỏ (sao vàng) 40g, thanh bì 20g, bạch đồng nữ (sao vàng) 40g, dái nghệ vàng 20g, quả dành dành (sao cháy) 20g, cam thảo dây 16g. Các vị sao chế xong, cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc lấy 250ml uống. Uống 10 ngày là một liệu trình.

Bài 5 Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nhiệt: Mò hoa đỏ, bạch đồng nữ, cỏ chỉ thiên, rễ      tranh, cỏ bấc, mỗi thứ khoảng 16 - 20g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 350ml, chia 2 lần uống lúc đói. Uống 5 - 7 ngày.

Bài 6:  Chữa khí hư bạch đới: Mò hoa đỏ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations