views
1. Trà hoa cúc giúp làm đẹp da và tóc như thế nào?
Làm sáng da, cải thiện chứng tăng sắc tố
Tăng sắc tố là một tình trạng khá phổ biến hiện nay với các mảng da sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Bạn có thể bắt gặp một số loại tăng sắc tố da bao gồm nám, sạm nắng và thâm mụn. Những tình trạng này thường liên quan đến tổn thương do tác hại của ánh nắng mặt trời, mụn trứng cá hoặc sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai.
Trong khi đó, hoa cúc có đặc tính làm se và làm sáng da. Không chỉ giúp se khít lỗ chân lông, uống trà hoa cúc có thể hỗ trợ làm mờ sẹo mụn và cải thiện chứng tăng sắc tố da. Bạn có thể sử dụng thức uống này thường xuyên, thay thế cho các loại nước giải khát khác để cảm nhận những chuyển biến tích cực mà loại trà này mang lại.
Trị mụn
Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, trà hoa cúc có khả năng khử trùng, làm sạch da, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn trứng cá hiệu quả.
Làm chậm quá trình lão hóa
Ánh nắng mặt trời là một trong những "kẻ thù" đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm tăng nguy cơ ung thư da. Trà hoa cúc với hàm lượng chất chống oxy hóa cao có khả năng bảo vệ làn da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời cũng như các gốc tự do.
Nhờ đó, thức uống này giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn cũng như các dấu hiệu lão hóa khác.
Giảm thâm quầng mắt
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Điều này có thể khiến gương mặt bạn trở nên kém sắc và thiếu sức sống.
Để khắc phục quầng thâm dưới mắt, bạn có thể thưởng thức trà hoa cúc và tận dụng gói trà sau khi sử dụng để đắp lên mắt.
Không chỉ giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn, việc đắp túi trà lên đôi mắt kết hợp với massage nhẹ nhàng có thể giúp xua tan phần nào mệt mỏi, quầng thâm sau một đêm thiếu ngủ.
Trị gàu
Trà hoa cúc có khả năng loại bỏ và ngăn ngừa gàu tái phát, làm dịu kích ứng da đầu cũng như cải thiện tình trạng của da đầu và tóc. Chị em có thể sử dụng nước trà hoa cúc ấm để gội đầu, vừa trị gàu vừa để lại mùi hương thoang thoảng trên mái tóc.
Ngoài ra những công dụng nói trên, trà hoa cúc còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Có thể kể đến các tác dụng nổi bật của trà hoa cúc như an thần, cải thiện chứng đau bụng kinh, đau dạ dày, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư…
Cách pha trà hoa cúc đúng
Pha trà hoa cúc không cần nước quá nóng, điều này sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất đi một số tinh chất quý trong hoa cúc. Do đó, nhiệt độ nước thích hợp để pha trà hoa cúc chỉ nên dao động từ 80 đến 85 độ C.
Hãm trà trong 3 - 5 phút là có thể dùng được. Bạn có thể pha trà hoa cúc với bạc hà, cam thảo, atiso, mật ong, kỷ tử... để tăng cường tác dụng của trà.
3. Lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc
Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không nên vì thế mà lạm dụng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng. Bạn cũng không nên dùng thức uống này để uống thuốc hoặc uống trà hoa cúc khi đang đói bụng.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc (tiếng Trung: 菊花茶; bính âm: júhuā chá) hay trà bông cúc là loại nước sắc làm từ hoa Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), phổ biến nhất là ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc (thường đã được sấy khô) vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95 °C (sau khi đun sôi), có thể thêm đường đá hay thỉnh thoảng là củ khởi. Nước trà trong suốt và có màu từ vàng nhạt đến vàng tươi. Theo truyền thống Trung Quốc, mỗi khi uống xong một ấm trà thì người ta lại châm thêm nước nóng (khiến trà lần sau nhạt hơn trà lần trước), cứ thế lặp lại vài lần. Trà hoa cúc có từ thời nhà Tống.
Trà hoa cúc có một số biến thể làm từ các loại cúc trồng ở những vùng khác nhau. Trung Quốc có "Tứ đại danh cúc" (四大名菊) là Cống cúc, Hàng cúc, Trừ cúc và Bạc cúc:
Cống cúc, tên đầy đủ là Hoàng Sơn cống cúc (黄山貢菊, tạm dịch là "cúc từ Hoàng Sơn"). Cúc trồng ở Hoàng Sơn được dược điển Trung Quốc xem là loại cây quý của dân tộc.[2]
Hàng cúc, tên đầy đủ là Hàng bạch cúc (杭白菊, tạm dịch là "cúc trắng Hàng Châu"). Hàng bạch cúc là loại hàng xuất khẩu truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, được cho là có công hiệu đặc biệt đối với sức khoẻ. Hàng cúc được sách Thần Nông bản thảo kinh xem là hàng "thượng phẩm", có lợi cho khí huyết; được sách Bản thảo cương mục thập di mô tả là có vị hơi lạnh, hơi ngọt, có nhiều thành phần ích lợi cho cơ thể, có tác dụng thông phế khí, chỉ khái nghịch,...[3]
Trừ cúc (滁菊), "Trừ" chỉ Trừ Châu, tỉnh An Huy. Đây là sản phẩm truyền thống của Trừ Châu, thành phần chứa nhiều vitamin, amino acid, có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc.[4]
Bạc cúc (亳菊), "Bạc" chỉ Bạc Châu, tỉnh An Huy.
Tác dụng chữa bệnh
Theo Đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng y học như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát. Tại Triều Tiên, loại trà này giúp người uống giữ đầu óc tỉnh táo. Trong Tây y, trà hoa cúc dùng uống hoặc đắp gạc nhằm chữa suy giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ vữa động mạch.
Y học Trung Quốc cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và mắt. Gan gắn với hành Mộc điều khiển mắt, gắn liền với sự bực dọc và căng thẳng ("can chủ nộ"). Người ta tin rằng trà có tác dụng chữa đau mắt do căng thẳng hoặc do mất cân bằng âm (thiếu nước). Trà cũng được dùng để chữa chứng mắt nhìn mờ hay nhìn thấy đốm, suy giảm thị lực hoặc hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các quan niệm này là đúng.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations