Search results for "Cây dược liệu"
Cây dược liệu cây Chòi mòi Poilane - Antidesma poilanei Gagnep
Theo y học cổ truyền, dược liệu Chòi mòi Poilane Lá giã ra dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau.
Cây dược liệu cây Chòi mòi Henry - Antidesma henryi Pax et Hoffm (A. paxii Metc)
Theo y học cổ truyền, dược liệu Chòi mòi Henry Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết.
Cây dược liệu cây Chòi mòi tía - Antidesma bunius (L.) Spreng
Theo y học cổ truyền, dược liệu Chòi mòi tía Rễ có vị rất đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng phá tích bĩ, mạnh gân cốt, trợ khí, thông huyết. Lá có tác dụng chống độc. Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều...
Cây dược liệu cây Chòi mòi trắng, Chòi mòi mảnh - Antidesma gracile Hemsl
Theo y học cổ truyền, dược liệu Chòi mòi trắng Quả có vị chua, ăn được. Rễ và lá cũng được dùng như Chòi mòi.
Cây dược liệu cây Chòi mòi bụi - Antidesma fruticosa (Lour) Muell - Arg
Theo đông y, dược liệu Chòi mòi bụi Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư (Viện dược liệu).
Cây dược liệu cây Chổi đực, Bái chổi, Bái nhọn - Sida acuta Burm f
Theo đông y, dược liệu Chổi đực Rễ có vị đắng se, tính mát, có tác dụng làm mát, hạ nhiệt, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hoá. Lá có vị đắng, có tác dụng làm dịu và làm tan sưng. Rễ dùng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm cũng dùng trị đau thấp khớp. Ở...
Cây dược liệu cây Chôm chôm, vải thiều, Vải guốc - Nephelium tappaceum L
Theo đông y, dược liệu Chôm chôm Cây có vị chua, tính mát, có tác dụng lợi tiểu và giải nhiệt. Lá mềm, có vị hơi chua và dịu, có thể luộc ăn với rau muống. Còn các hành có vẩy, màu vàng vàng, 4-5 cái xếp thành búi chỉ to không bằng ngón chân cái không ăn...
Cây dược liệu cây Chong, Dây meo, Dây đọt chung, Dây lá be, Lòng mang đực, Cò ke cánh sao - Grewia astropetala Pierre
Theo đông y, dược liệu Chong Quả ăn được. Rễ được làm thuốc trị đau bụng (Ðồng Nai). Vỏ cây được dùng ở Nam Trung Bộ thay chay để ăn với trầu.
Cây dược liệu cây Chò nhai, Cà dặm, Răm hay Râm - Anogeissus acuminata (Roxb. ex DC.) Guill et Perr
Theo đông y, dược liệu Chò nhai Vỏ cây có vị đắng, se, tính mát. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng loài A.latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc. Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại.
Cây dược liệu cây Chò xanh - Terminalia myriocarpa van Henrek et Muell - Arg
Theo y học cổ truyền, dược liệu Chò xanh Ðồng bào Mường thường dùng lá sắc uống chữa bệnh hen. Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu.