Search results for "Aristolochia"
Cây dược liệu cây Khoai ca, Sơn dịch - Aristolochia indica L
Theo đông y, dược liệu Khoai ca Rễ có vị đắng và gây buồn nôn. Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn. Toàn cây dùng trị ăn uống kém ngon, sốt rét định kỳ, thủy thũng
Cây dược liệu cây Nam mộc hương - Aristolochia balansae Franch
Theo Đông y, dược liệu Nam mộc hương Vị đắng, hơi cay, tính hàn; có tác dụng trừ lỵ, lợi tiểu, giúp tiêu hoá. Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp.
Cây dược liệu cây Quảng phòng kỷ, Phòng kỷ, Mộc phòng kỷ, thủy phòng kỷ - Aristolochia westlandii Hemsl
Theo Đông YQuảng phòng kỷ Có tác dụng lợi niệu, khư phong, tả hạ bộ thấp nhiệt. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang.
Cây dược liệu cây Thanh mộc hương, Bội xà sinh - Aristolochia tuberosa C.F. Liang et S.M. Hwang ex Liang
Theo y học cổ truyền, dược liệu Thanh mộc hương Có tác dụng tiêu viêm, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết giảm đau. Cũng dùng chữa thuỷ thũng, tê thấp và tiểu tiện khó khăn như các loài Mã dâu linh.
Cây dược liệu cây Dây khố rách, Mã đậu linh, Sơn dịch - Aristolochia tagala Cham. (A. roxburghiana (Klotzch)
Theo Đông Y, Dây khố rách Vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng hành khí giảm đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm. Dùng chữa bệnh trĩ lở sưng chảy máu, viêm đường tiết niệu sưng phù, đái buốt. Dân gian thường dùng rễ làm thuốc chữa đau bụng, viêm loét dạ dày...
Cây dược liệu cây Mã đậu linh khác lá, Phòng kỷ, Hán trung phòng kỷ, Thanh mộc hương - Aristolochia heterrophylla Hemsl
Theo Đông Y, Mã đậu linh khác lá Vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, khư phong chỉ thống, giáng huyết áp. Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sa...
Cây dược liệu cây Mã đậu linh, Cây khố rách - Aristolochia kwangsiensis Chum et How
Theo Đông Y, Rễ có mùi thơm, có tác dụng giải nhiệt giảm đau, sát trùng, cầm máu. Thường dùng Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng; dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc. Liều dùng 4-6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc...
Cây dược liệu cây Rễ gió, Sơn dịch vặn - Aristolochia contorta Bunge
Theo Đông Y, Rễ gió Vị đắng, tính ấm; có tác dụng hành khí hoạt huyết, lợi thủy tiêu thũng. Ở nước ta, dùng rễ uống chữa tắc tia sữa, kinh bế, tiểu tiện không thông, phù thũng