menu
Cây Địa hoàng, thục địa và những bài thuốc chữa bệnh
Cây Địa hoàng, thục địa và những bài thuốc chữa bệnh
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Cây địa hoàng có tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae. Còn có tên gọi sinh địa hoàng. Địa hoàng là cây bản địa của Trung Quốc. Tại Việt Nam, loài này được trồng ở một số tỉnh phía Bắc.

Địa hoàng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Rễ củ mập, có cuống dài, vỏ màu đỏ nhạt. Lá mọc tập trung ở gốc, hình trứng ngược hoặc bầu dục, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 4cm, mép có răng cưa tròn, không đều, mặt lá nhăn nheo, gân lá chằng chịt hình mạng, mặt dưới đôi khi có màu đỏ. Cụm hoa hình chùm trên một cán dài. Hoa màu đỏ tím, đài hình chuông, có 5 răng nhọn, tràng hoa hình ống uốn cong, miệng loe chia 5 cánh tròn. Qủa bế hình cầu hoặc hình trứng. Là cây di thực đã được trồng thành công ở nước ta từ 1958.

Địa hoàng - Rehmannia glutinosa Libosch, thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Thường dùng rễ củ làm thuốc. Dùng củ tươi gọi là Sinh địa. Khi đã chế được gọi là Thục địa.

Tìm hiểu thêm thông tin về cây Địa hoàng tại đây: Cây dược liệu cây Địa hoàng - Rehmannia glutinosa Libosch

Theo y học cổ truyền:

Địa hoàng có vị ngọt, đắng, tinh lạnh, vào bốn kinh Tâm, Can, Thận, Tiểu trường. Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu. Thục địa có vị ngọt mùi thơm, tính hơi ấm, vào ba kinh Tâm, Can, Thận. Có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ thận, làm đen râu tóc...\

Địa hoàng thường được dùng chữa âm hư, phát nóng về chiều ra mồ hôi trộm, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, nôn ra máu, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, ban chẩn, viêm họng, tâm thần không yên, phiền não mất ngủ... Ngày dùng 8 - 12g dưới dạng thuốc sắc.

Thục địa thường dùng chữa âm hư, huyết suy, nóng âm ỉ trong xương, ho suyễn, yếu mệt, đái tháo đường, kinh nguyệt không đều, râu tóc bạc sớm, xuyết huyết tử cung, đánh trống ngực, di tinh... Liều dùng 9 - 15g.

Một số bài thuốc thường dùng:

* Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, ỉa chảy mạn tính ở người cao tuổi: Thục địa 16g, Củ mài 12g sao, Sơn thù 12g; Trạch tả, Đan bì, Phục linh, Phụ tử chế, mỗi vị 8g; Nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

* Chữa táo bón: Thục địa 12g, Ngọc trúc, Mạch môn, Sa sâm. Mỗi vị 12g. Thêm Đường phèn 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

* Chữa đái tháo đường: 

 - Thục địa 12g, Củ mài 12g, Sơn thù, Đan bì, Bạch linh mỗi vị 10g; Thiên hoa phấn 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

 - Sinh địa, Thạch cao mỗi vị 40g, Thổ Hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

* Chữa huyết áp cao: Thục địa 16g, Củ mài 12g, Sơn thù, Trạch tả, Đan bì, Phục linh, Đương quy, Bạch thược mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

* Chữa động thai ra huyết dọa sảy: Sinh địa, lá Ngải cứu tươi, Lá Sen tươi, Ích mẫu tươi, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

* Chữa thiếu máu: Thục địa 12g, Đương quy 10g, Hà thủ ô đỏ chế 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

* Chữa di tinh: Thục địa 12g, Khiếm thực 12g, Liên nhục (hạt sen)  12g Hoàng bá 8g, Tri mẫu 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Chú ý: do Thục địa có tác dụng dưỡng âm (giữ nước), vì vậy người suy tim, phù thũng không nên dùng.

What's your reaction?

Facebook Conversations