menu
Nhận biết Sâm Đương quy, cách dùng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Nhận biết Sâm Đương quy, cách dùng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Đương quy là một cây dược liệu quý rất tốt cho người thiếu máu đương quy cũng là cây thuốc đầu bảng trong các bài thuốc chữa bệnh Phụ nữ . Hãy xem cách nhận biết và sử dụng đương quy để có kết quả tốt nhất như dưới đây.

Khi dùng đương quy, cần lưu ý:

Về nguồn gốc xuất xứ: Hiện nay ở nước ta, đương quy có 3 loài đã được xác định: 

Đương quy Trung Quốc, vỏ rễ mỏng có màu vàng, bên trong màu trắng, có nhiều nhánh rễ con (quy vĩ) mọc từ phần quy đầu, nhưng chủ yếu từ phần quy thân, đôi khi che kín cả hai bộ phận đó. Rễ thường mềm, có vị cay, mùi thơm rất đặc trưng. 

Đương quy Nhật Bản cùng họ hoa tán. Rễ thường nhỏ hơn, vỏ rễ màu vàng nhạt, bên trong cũng màu trắng; thể chất cứng hơn đương quy Trung Quốc. Cả hai đều chứa tinh dầu, nhưng đương quy Trung Quốc có tỷ lệ (khoảng 0,4%) đương quy Nhật Bản 0,26%. Cả hai đều chứa thành phần ligustilid có tác dụng chống co thắt khí quản, dùng tốt cho bệnh hen phế quản. Đương quy Triều Tiên (Angelica gigas), cùng họ hoa tán. 

Đương quy Triều tiên có rễ thô hơn, cứng hơn, vỏ rễ màu hơi xám, ít thơm hơn.

Khi dùng đương quy nhất thiết phải qua khâu chế biến. Để tăng tác dụng hoạt huyết, chống viêm, giảm đau, đương quy chích với rượu. Hoặc để tăng tác dụng bổ huyết, kiện tỳ, giúp cho tiêu hóa tốt, nên chế đương quy với mật ong. Để tăng tác dụng chỉ huyết, đương quy sao cháy cạnh hay đương quy thán.

Kiêng kỵ: Đương quy có vị cay tính ôn, do đó đối với những người mà cơ thể đang bị nóng, bị ngứa, không nên dùng; Đối với phụ nữ đang có thai hoặc đã có một vài lần thai lưu, hoặc đang có kế hoạch để sinh con, không nên dùng đương quy. Trong trường hợp cần thiết, chỉ nên dùng cổ phương đương quy tán nói ở trên; Đương quy có thể làm cho da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ gây bệnh ngoài da.

Cách dùng theo dân gian:

Đương quy tẩm rượu: đương quy trộn với rượu, ủ mềm, thái phiến, phơi hong (làm 2 lần) đến khi ngoài đen trong vàng, thái phiến.

Hoặc đương quy sao với rượu: tẩm rượu và đương quy phiến, ủ 30 phút cho rượu ngấm đều. Sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng đậm, mùi thơi đặc trưng. Cũng có thể sao đương quy nóng tới già, phun rượu vào, tiếp tục sao tới màu vàng đậm hoặc xuất hiện trên mặt phiến các chấm đen, mùi thơm đặc trưng. Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và chỉ huyết theo từng bộ phận của rễ. Tuy nhiên tác dụng bổ huyết là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng tác dụng điều kinh giảm đau, nhuận tràng thông tiện. Thuốc không tẩm chích thiên về bổ huyết hoạt tràng. Chế rượu làm tăng tác dụng hoạt huyết thông kinh.

Đơn thuốc có dùng cây:

1. Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, dùng bài Tứ vật thang gồm Đương quy 8g, Thục địa 12g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu, dùng bài Đương quy kiện trung thang gồm Đương quy 8g, Quế chi, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 6g, Bạch thược 10g, Đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, thêm Đường chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12g, Ngưu tất 10g, Nghệ 8g sắc uống. Kết hợp với luyện tập hàng ngày giơ tay cao lên đầu.

4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dùng Đương quy sắc nước uống trước khi thấy kinh 7 ngày, Phụ nữ sắp sinh nếu uống nước sắc Đương quy vài ngày trước khi sinh thì đẻ dễ dàng.

Các bài thuốc dùng cho phụ nữ

Trị phụ nữ sau khi đẻ mắc nhiều bệnh: Đương quy 16g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, bạch thược 8g, gừng khô (sao đen) 4g, đậu đen sao 8g, trạch lan 8g, ngưu tất 8g, ích mẫu thảo 12g, bồ hoàng 10g. Sắc uống ngày một thang.

Trị khó đẻ, ngôi thai ngược: Đương quy 20g, nhân sâm 16g, xuyên khung 16g. Sắc uống ngày một thang.

Trị sau khi đẻ huyết thượng hành công tim:Đương quy 16g, ích mẫu 14g, bồ hoàng 10g, ngưu tất 14g, hồng hoa 12g. Sắc uống ngày một thang.

Trị phụ nữ huyết bế khó có con: Đương quy 16g, bạch giao 8g, địa hoàng 14g, thược dược 12g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 12g.

Chứng táo nhiệt, khát đòi uống, mắt, mặt đỏ, mạch hồng đại hư: Đương quy (rửa rượu) 8g, hoàng kỳ (nướng mật) 40g. Nước 3 bát sắc còn một bát, chia 2 lần uống. Bã lại đun lần hai, uống tiếp, uống ấm, lúc bụng đói.

Trị mất máu do băng huyết, đâm chém, tổn thương, sau đẻ mất máu... gây tâm phiền xây xẩm, tay chân buồn, bất tỉnh: đương quy 80g, xuyên khung 40g, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g của 2 vị đã trộn chung, nước 2 bát, rượu trắng một bát, sắc còn một bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.

Phụ nữ có thai, đái khó: Đương quy, xuyên bối mẫu, khổ sâm, các vị lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, viên với mật ong to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 3 viên, sau tăng dần đến 10 viên.

Phụ nữ mang thai bị đau bụng: Đương quy 120g, thược dược 600g, phục linh 160g, bạch truật 160g, trạch tả 300g, xuyên khung 120g. Tất cả tán mịn, bỏ lọ, dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước pha rượu.

Đương quy tán: Phụ nữ có thai nên dùng thường xuyên bài thuốc này: đương quy, hoàng cầm, thược dược, xuyên khung, mỗi vị đều 600g, tán nhỏ. Ngày nào cũng uống đều một thìa cà phê. Tác dụng: có thai không bệnh, khi đẻ được dễ dàng, sau đẻ phòng và chữa được nhiều bệnh.

Chữa các bệnh khác

Chữa các chứng tý (tê, đau): Đương quy 12g, quế chi 8g, thương thuật 10g, cúc hoa 6g, ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.

Trị sốt rét lâu không khỏi: Đương quy 12g, ngưu tất 10g, miết giáp 12g, quất bì 6g, sinh khương (gừng sống) 3 lát. Sắc uống như bài trên.

Trị ra mồ hôi trộm: Đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 8g, thục địa 8g, hoàng cầm 6g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g. Cách sắc và uống như trên.

Trị tâm huyết hư, không ngủ được: Đương quy 12g, toan táo nhân 8g, viễn chí 10g, nhân sâm 10g, phục thần 10g. Cách sắc uống như trên.

Trị vấp ngã gây đau: Đương quy 12g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 10g, vảy sừng hươu 2g, quế bột một thìa cà phê, nước vừa đủ, sắc uống nóng.

Trị bại liệt tứ chi và đau cột sống: Đương quy 40g, tế tân 4g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 12g, độc hoạt 12g, lưu kỳ nô 8g, chỉ xác 12g, cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống 2 lần sáng và tối.

Bài Tứ vật thang: Dùng cho phụ nữ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng, dùng: đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị bệnh động mạch vành: Đương quy 10g, sơn tra 90g, ngó sen 15g, rễ hành 6g. Tất cả cho vào nồi với một ít nước nấu thành canh uống 2 lần sáng và tối trong ngày.

Trị viêm gan mạn tính: Đương quy 15g, đảng sâm 15g, gà mái một con cho 2 vị thuốc vào bụng gà đã làm, mổ moi sạch. Cho tất cả vào nồi cùng một ít nước, gia vị, rồi ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái trong ngày.

Trị viêm tiền liệt tuyến: Hạt quýt 15g, hạt vải 15g, đương quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên, ăn thịt, uống nước. Tuần ăn 2 lần hoặc lá hành 25g, đương quy 8g, trạch lan 5g. Sắc nước uống thay chè hằng ngày.

What's your reaction?

Facebook Conversations