views
Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc tìm kiếm int66445 để tham gia ⭐️Chương trình Tiếp thị liên kết Temu⭐️! Lên đến $ ₫2.500.000.000 mỗi tháng đang chờ bạn~! |
Theo thống kê từ Globocan năm 2020, 5 căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại Việt Nam là ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4%). Trong đó, ung thư vú chiếm 25,8% với 21.555 ca mắc mới và 9.345 trường hợp tử vong.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú đều trên 50 tuổi, nhưng có nhiều trường hợp xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn. Khoảng 1/8 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú trong suốt cuộc đời của họ. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân
Theo Mayo Clinic, ung thư vú xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường. Chúng phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích tụ, tạo thành một khối u. Các tế bào này có thể di căn đến hạch bạch huyết hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư vú thường bắt đầu với các tế bào trong ống dẫn sữa (ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn). Nó cũng xảy ra trong mô tuyến, tiểu thùy, hoặc các tế bào khác trong vú. Các nhà nghiên cứu xác định yếu tố nội tiết tố, lối sống và môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Ung thư vú có thể xảy ra ở cả 2 giới, nhưng nó phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ. Ngoài ra, các bác sĩ ước tính khoảng 5-10% trường hợp ung thư vú có liên quan đột biến gene di truyền qua các thế hệ trong một gia đình.
Một số gene đột biến di truyền có thể làm tăng khả năng mắc ung thư vú như BRCA1 và BRCA2. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định đột biến cụ thể trong BRCA.
Bên cạnh đó, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng lên khi bạn già đi. Nếu từng bị ung thư vú ở một bên, bạn có nguy cơ phát triển bệnh ở bên còn lại.
Những yếu tố khác có thể tăng rủi ro mắc ung thư vú bao gồm béo phì, tiếp xúc bức xạ, phụ nữ có kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi, mãn kinh muộn, sinh con đầu sau 30 tuổi, sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh, uống rượu.
Dấu hiệu cảnh báo
Ung thư vú có thể có các triệu chứng khác nhau với nhiều người. Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất là khối u ở vú hoặc nách. Một số triệu chứng khác bao gồm thay đổi da, đau ngực, núm vú bị thụt vào trong hoặc tiết dịch bất thường.
Khối u ở vú hoặc dưới cánh tay không biến mất: Đây thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư vú. Bác sĩ sẽ phát hiện khối u trên hình ảnh chụp quang tuyến vú trước khi bạn có thể nhìn hoặc sờ thấy nó.
Sưng ở nách hoặc gần xương đòn: Điều này có nghĩa ung thư vú đã di căn các hạch bạch huyết ở khu vực đó. Sưng có thể bắt đầu trước khi bạn sờ thấy cục u, vì vậy, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cảm nhận được nó.
Đau và mềm: Mặc dù hầu hết cục u thường không đau, một số có thể gây ra cảm giác kim châm.
Ngực lõm hoặc phẳng bất thường: Điều này có thể xảy ra do khối u mà bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy. Những bất thường ở ngực như thay đổi về kích thước, đường viền, kết cấu hoặc nhiệt độ.
Những thay đổi ở núm vú như thụt vào trong, lõm đồng tiền, rát, ngứa, có vết loét. Núm vú có thể tiết dịch bất thường. Nó có thể lỏng hoặc đặc, màu trong suốt đến trắng đục, vàng, xanh, đỏ. Với phụ nữ đang cho con bú, dịch tiết ra từ núm vú giống sữa là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, khi dịch tiết có lẫn mủ, màu vàng hay có lẫn máu, đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm cần được kiểm tra.
Thay đổi cấu trúc da: Ung thư vú có thể làm thay đổi và viêm trong các tế bào da, từ đó, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc da. Một số triệu chứng có thể thấy về sự thay đổi này bao gồm da bị dày lên dạng da cam, ngứa, có vảy quanh núm vú và quầng vú.
Cách tự kiểm tra ung thư vú
Bạn có thể tự kiểm tra ung thư vú với 5 bước đơn giản để phát hiện hình dáng ngực và núm vú có bất thường không. Bài kiểm tra này cũng giúp bạn phát hiện sớm các khối u ở vùng ngực và dưới cánh tay.
- Bước 1: Tay chống hông, vai thẳng, bắt đầu bằng cách nhìn ngực trong gương. Vú có kích thước và màu sắc thông thường; hình dạng đồng đều, không bị biến dạng hoặc sưng tấy. Dấu hiệu bất thường bao gồm: da bị lõm, nhăn nheo hoặc phồng lên; núm vú thay đổi vị trí hoặc thụt vào trong; ngực đỏ, đau nhức, phát ban hoặc sưng tấy.
- Bước 2: Giơ cao cánh tay và tìm những thay đổi tương tự như bước 1.
- Bước 3: Trong khi soi gương, bạn cần chú ý tới những dấu hiệu của chất lỏng chảy ra từ một hoặc cả hai núm vú. Đây có thể là chất lỏng hoặc dịch màu vàng hoặc trắng đục.
- Bước 4: Nằm ngửa, để một gối đệm dưới vai phải. Dùng 3 ngón tay giữa tay trái để khám vú phải bằng cách ấn nhẹ, vừa và mạnh xuống theo vòng tròn, tránh không nhấc các ngón tay khỏi da. Di chuyển theo hình vòng tròn từ trên xuống dưới. Cảm nhận sự thay đổi của vú, sờ vùng trên và dưới xương đòn và trong vùng nách. Thực hiện tương tự khi dùng tay phải khám cho vú trái.
- Bước 5: Cuối cùng, kiểm tra ngực khi bạn đang đứng hoặc ngồi. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng cách dễ dàng nhất để cảm nhận bầu ngực là khi da ướt và trơn, vì vậy, họ thích thực hiện bước này khi tắm.
Giơ cánh tay phải, bàn tay phải ở phía sau gáy. Dùng các ngón tay khép lại của bàn tay trái sờ các phần của tuyến vú phải. Sờ nhẹ nhàng, kỹ lưỡng để phát hiện khối u hoặc những thay đổi dưới da. Tiếp tục thực hiện tương tự với vú bên trái.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
Theo ZingNews
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations