menu
Cây dược liệu cây Ðan sâm - Salvia miltiorrhiza Bunge
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Ðan sâm - Salvia miltiorrhiza Bunge

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông Y Ðan sâm có vị đắng, tính hơi mát; có tác dụng khư ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền. Thường Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc, ghẻ lở. Cũng dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ và trẻ em xanh xao vàng vọt, ăn uống thất thường.

1. Cây Ðan sâm - Salvia miltiorrhiza Bunge; thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Cây Ðan sâm - Salvia miltiorrhiza Bunge; thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.

2. Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng, Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Salviae Miltiorrhizae, thường gọi là Ðan sâm.

Nơi sống và thu hái: Cây được nhập trồng ở vùng núi (như Tam Ðảo) và đồng bằng (Hà Nội), sinh trưởng tốt. Ðào rễ vào mùa đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Tẩm nước, ủ mềm một đêm, thái lát mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc sao qua, hoặc tẩm rượu 1 giờ rồi mới sao. Bảo quản nơi kín, khô mát.

Thành phần hoá học: Có 3 ceton; tanshinon I. IIA, IIB; iso-tanshinon I. llA, cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon.

Tính vị, tác dụng: Ðan sâm có vị đắng, tính hơi mát; có tác dụng khư ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc, ghẻ lở. Cũng dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ và trẻ em xanh xao vàng vọt, ăn uống thất thường. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng rượu xoa bóp.

Ðơn thuốc:

1. Chữa kinh nguyệt không đều, động thai, đẻ xong máu hôi không ra hết, đau khớp xương: Dùng Ðan sâm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán nhỏ, ngày uống 8g chia 3 lần, chiêu thuốc với nước nóng.

2. Chữa viêm gan mạn tính hoặc sưng gan, đau vùng gan: Dùng Ðan sâm, Cỏ nọc sởi, mỗi vị 20g, sắc uống hàng ngày.

3. Chữa phong nhiệt, ghẻ lở: Dùng Ðan sâm 20g, Thổ sâm 16g, Sà sàng (hạt) 16g, nấu nước để rửa khi còn nóng.

4. Chữa tim sưng đau, hoặc điên cuồng, tâm thần hoảng hốt: Dùng Ðan sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Sinh địa, mỗi vị 20g, Tâm sen sao, Hoàng liên (hay Dành dành) mỗi vị 8g, sắc uống.

3. Thông tin thêm về Dược Liệu Đan Sâm tại Việt Nam

Vị thuốc Đan sâm từ rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae), còn có tên gọi khác là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn.Đan sâm được dùng rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.Trước đây, vị thuốc Đan sâm thường được nhập từ Trung Quốc, trong những năm gần đây, cây Đan sâm đã được trồngtại các tỉnh miền núi Việt Nam.

4. Những nghiên cứu về Đan sâm: theo Tiến sĩ – Lương Y: Phùng Tuấn Giang

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của Đan sâm. Trong Đan sâm, có các hoạt chất có tác dụng sinh học chính gồm: các hợp chất diterpen, trong đó các hợp chất quan trọng là danshensu, tanshinon IIA, cryptotanshinon và acid salvianolic A, B.

Qua nghiên cứucho thấy, hiệu quả của dịch chiết Đan sâm lên hệ tim mạch (in vitro, in vivo) bao gồm ức chế ngưng tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) ở bệnh nhân tăng huyết áp.Đan sâm cũng làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối.Thực nghiệm từ chuột, Đan sâmcó tác dụng tăng tỉ lệ sống, kéo dài thời gian sống trong điều kiện thiếu oxy, giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu, hạ huyết áp, giảm triglicerid máu, giảm thoái hóa mỡ trên giải phẫu bệnh gan. Ngoài ra, Đan sâm còn có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên thực nghiệm.

Theo nghiên cứu lâm sàng của một nhóm nghiên cứu từ Nhật Bản và Trung Quốc chứng minh, tác dụnglàm giãn và lưu lượng máu động mạch vành của các hoạt chất danshensu, tanshinon IIA trong vị thuốc Đan sâm. Nghiên cứu đã so sánh tác dụng của Đan sâm với thuốc Isosorbide dinitrat trên 1536 bệnh nhân đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân sử dụng Đan sâm giảm đau thắt ngực, chức năng tim đượccải thiện tốt hơn ở 93,4% số bệnh nhân so với 73,8% ở nhóm bệnh nhân dùng Isosorbidedinitrat.

Acid Salvianolic B (SAB) trong Đan sâm được chứng minh có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu, cụ thể là ức chế sự kết dính tiểu cầu với collagen bất động, bằng cách can thiệp với thụ thể collagen α2β1. Trên động vật thực nghiệmSAB, Đan sâm có tác dụng bảo vệ não khỏi tổn thương thiếu máu. Ngoài ra,SAB còn  có một số tác dụng khác trên tim mạch như kích thích các tế bào nội mô sản xuất NO và ức chế sự tạo thành angiotensin II, giúp điều hòa huyết áp và chống nhồi máu cơ tim. Chất này cũng đã được nghiên cứu về tác dụng làm giảm glucose máu, tăng độ nhạy với insulin, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cho và tăng HDL-cho trên chuột bị gây đái tháo đường type 2 thực nghiệm. SAB là chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do có hại, có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào.

Tại Trung Quốc, Đan sâm còn được dùng với dạng dịch chiết truyền tĩnh mạch. Phương pháp này, được áp dụng trong nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân viêm gan cấp, viêm gan mạn, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh lý mạch máu não, xơ cứng bì, ung thư lympho… đều cho những kết quả điều trị tốt.

Cách dùng và liều dùng

Đan sâm được dùng độc vị hoặc là thành phần trong những bài thuốc chữa các bệnh về tâm, huyết mạch, phụ khoa… với liều dùng từ 6 – 12g, sắc uống hoặc hoàn tán. Cần lưu ý, Đan sâm úy diêm thủy, kỵ giấm, phản Lê Lô.

Trong y học hiện đại, người ta có thể dùng Đan sâm dưới dạng cao chiết toàn phần hoặc dịch chiết phân đoạn, có thể dùng để điều trị đơn độc hoặc dùng làm bán thành phẩm kết hợp với những hoạt chất từ dược liệu khác để tạo ra những chế phẩm, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cao có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những chế phẩm cụ thể, cần phải được nghiên cứu về tính an toàn (độc tính cấp, độc tính bán trường diễn) và hiệu quả để có được chỉ định và liều dùng phù hợp nhất.

5. Dược liệu từ cây đan sâm

Dược liệu từ cây đan sâm Hình ảnh Dược Liệu Đan sâm tươi và khô

6. Kĩ thuật trồng cây đan sâm

Cách làm đất trồng cây:

  • Đất trồng đan sâm thường là đất cát pha thịt, tơi xốp và nhiều màu mỡ. Những nơi đất nhieuf cát sỏi, hay đất sét, ngập nước thì không thể trồng được cây thuốc này.
  • Cây đan sâm cũng phù hợp với những vùng đất chua, bộ rễ phát triển kém, độ pH có vai trò nhất định, có loại cây thuốc ưa axit, có loại ưa đất kiềm.
  • Đất san phẳng, chuẩn bị trước 2 tuần mới tiến hành gieo hạt.
Cách chọn hạt giống :

Đảm bảo việc chọn lựa hạt giống chất lượng. Bạn nên tìm mua hạt giống tại những nơi uy tín. Việc lựa chọn hạt giống rất quan trọng vì nó sẽ giúp cây phát triển tốt, phòng tránh được sâu bệnh

Cách gieo hạt:

  • Trước khi gieo hạt giống cây đan sâm nên tiến hành xử lý bằng cách ngâm hạt trong nước ấm khoảng 2-3 giờ, giúp hạt nhanh nảy mầm
  • Thời điểm gieo hạt đan sâm tốt nhất là từ tháng 5- tháng 6 ( Đối với các tỉnh miền bắc). Nếu các tỉnh Nam Trung Bộ thì gieo muộn hơn có thể tháng 7- tháng 8.
  • Gieo hạt trực tiếp lên đất đã chuẩn bị như ở trên. Sau đó tưới nhẹ nước tạo độ ẩm cho hạt nhanh phát triển. Sau7-10 ngày, hạt sẽ phát triển thành cây con.

Chăm sóc cây trồng:

  • Tưới nước: Thời gian đầu nên cung cấp đầy nước và độ ẩm cho cây phát triển. Thời điểm thích hợp để tưới nước là sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới nhiều quá, cũng không nên để cây khô quá. Tưới nước vừa phải ngày 2 lần để độ ẩm đất vừa phải.
  • Bón phân: Sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoại mục, sau đó bón xung quanh gốc sẽ giúp cây phát triển tốt. Bón phân kết hợp với xới cỏ, như vậy sẽ giúp bộ rễ thông thoáng và phát triển.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc nếu thấy biểu hiện của bệnh, bạn có thể dùng các phương pháp thủ công như bắt sâu, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, cũng như sức khỏe của người dùng sau này.
Thu hoạch:

Nên thu hoạch cây đan sâm vào mùa đông. Đào rễ về rửa sạch đất, cắt bỏ cây và rễ non, có thể phơi khô hoặc sấy khô. Có thể dùng rễ đun sắc lấy nước uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations