menu
Cây dược liệu cây Ðậu bắp, Bụp bắp, Mướp tây - Abelmoschus esculentus
Cây dược liệu cây Ðậu bắp, Bụp bắp, Mướp tây - Abelmoschus esculentus
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Toàn cây có mùi thơm của Ðinh hương Quả hạt, lá đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy, lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích thích, trợ tim và chống co thắt; nước hãm hạt rang lên có tác dụng làm ra mồ hôi.

1. Cây Ðậu bắp, Bụp bắp hay Mướp tây - Abelmoschus esculentus (L.,) Moench, thuộc họ Bông - Malvaceae.

Cây Ðậu bắp, Bụp bắp hay Mướp tây - Abelmoschus esculentus (L.,) Moench, thuộc họ Bông - Malvaceae. Cây, Hoa Đậu bắp

Đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, okra (Anh), có tên khoa học cũ gọi là Hibicus enculentus L. (Albelmoschus enculentus Wight et Arn) thuộc họ Đông (Malvaceae). Là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi, có khả năng chịu đựng được nóng bức và khô hạn tốt, được gieo trồng ở những vùng nhiệt đới hay ôn đới, thấy phổ biến tại miền Nam Hoa Kỳ. Ở nước ta, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung ở các tỉnh phía Nam.

Mô tả: Cây thảo lớn, mọc đứng, cao 1,8-2,5m. Thân dày, khoẻ, có lông ở các phần trên. Lá rộng, chia thuỳ chân vịt; thường có 7 thuỳ có răng không đều và có kích thước thay đổi; cuống lá dài. Cuống hoa ở nách lá, dài 1-3cm. Lá bắc con 8-12 cái hình dải, có lông rậm và sớm rụng. Ðài hình sao, có 5 thuỳ xẻ đến phân nửa. Cánh hoa vàng hay hơi vàng, có chấm tía ở gốc. Quả nang có góc, dài 8-15cm, nhọn, hình trứng ngọn giáo đến trụ - nón và nhọn dài ở đầu.

Cây ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 9.

2. Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng, Dược Liệu

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Abelmoschi Esculenti.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Độ, được trồng để lấy quả non làm rau ăn. Thường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, hiện nay đang phát triển trồng ở một số tỉnh phía Bắc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Quả giàu pectin và chất nhầy, cũng rất giàu về sắt và calcium. Quả tươi chứa vitamin A 740 đơn vị, thiamin, riboflavin, acid ascorbic và niacin. Lá và thân chứa iodin. Hạt chứa một chất dầu ăn được (16-22%) màu vàng xanh và mùi dễ chịu, chứa palmitin và stearin. Hoa chứa 2 sắc tố flavonol; gossypetin và quercetin.

Tính vị, tác dụng: Toàn cây có mùi thơm của Ðinh hương Quả hạt, lá đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy, lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích thích, trợ tim và chống co thắt; nước hãm hạt rang lên  có tác dụng làm ra mồ hôi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua. Hạt dùng để ăn. Khô dầu dùng làm thức ăn cho gia súc, hạt khô và rang thật kỹ được dùng thay cà phê. Dịch lá tươi giã nát dùng điều trị bệnh tăng tiết bã nhờn của da đầu và dùng đắp nhọt.

ở Malaixia, người ta dùng các bộ phận của cây làm thuốc giảm đau trong bệnh lậu và bệnh khó đái. Ở Ấn Độ, quả chưa chín dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, đái nóng, đái khó vì lậu; chất nhầy từ quả và hạt dùng đắp trị bệnh lậu. Lá dùng làm thuốc đắp dịu. Ở Thái Lan, quả khô dùng làm thuốc điều trị loét trong cơ quan tiêu hoá.

3. Một số cách dùng đậu bắp trị bệnh: theo BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Một số cách dùng đậu bắp trị bệnh: theo BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI Cây Đậu Bắp

Giúp sáng mắt, đẹp da: đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi nhuận.

Giúp hạ mỡ máu: ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.

Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày: đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

Giúp tóc xanh, bóng mượt: cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguội. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.

Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi: đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông: một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắpcó chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.

Trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện tiểu tiện khó khăn): dùng quả đậu bắp non thái mỏng nấu ăn trong bữa cơm.

Chữa ho hay viêm họng: lấy lá và rễ cây đậu bắp thái nhỏ phơi khô. Ngày sắc 10 - 16g, lấy nước uống hoặc hãm uống thay trà hay súc miệng.

Món canh trị đái tháo đường: nguyên liệu gồm: đậu bắp 2 quả, lá sa kê non 1/2, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.

Cần lưu ý; do đậu bắp có tính mát, những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

4. Những tác dụng của đậu bắp với Phụ nữ Mang Thai

Uống nước đậu bắp sống có tác dụng gì? Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

What's your reaction?

Facebook Conversations