menu
Cây dược liệu cây Đỗ trọng dây, Đỗ trọng dây vỏ hồng, Đỗ trọng nam
Cây dược liệu cây Đỗ trọng dây, Đỗ trọng dây vỏ hồng,  Đỗ trọng nam
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
3 Dược Liệu có tên Đỗ Trọng, thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu. Cây Đỗ trọng dây, Đỗ trọng trắng, Mặc sang hoa nhỏ. Cây Đỗ trọng dây vỏ hồng, Mặc sang hữu ích, Cây Đỗ trọng nam, Đỗ trọng dây

1. Cây Đỗ trọng dây, Đỗ trọng trắng, Mặc sang hoa nhỏ - Parabarium micranthum (A. DC.) Pierre,, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Dây leo cao có nhựa trắng như sữa, vỏ cây chặt hay bẻ ngang ra thấy có sợi nhựa trắng như tơ mành giống cây Đỗ trọng Bắc; cành không lông, đen; lông dài 1-1,5cm, có lỗ bì. Lá mọc đối; phiến lá bầu dục thon, dài 5-8cm, rộng 1,5-3cm, đầu tròn, gốc tù; gân phụ 5-6 cặp, nâu đen đen; cuống dài 1cm, Xim dạng ngù; hoa nhiều, nhỏ, màu trắng phớt phấn hồng. Quả sinh đôi, hình sừng trâu, dài 7-10cm, đường kính 1cm; hạt dài 2cm, có lông tơ màu trắng dài 4cm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Parabarii Micranthi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Nepan, Xích kim, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng rậm ở độ cao 300-800m ở các tỉnh miền Trung tới Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được dùng trị 1. Phong thấp đau nhức xương; 2. Đòn ngã tổn thương; 3. Trẻ em tê liệt. Dùng ngoài trị gẫy xương kín.

2. Đỗ trọng dây vỏ hồng, Mặc sang hữu ích - Parabarium utile (Hay, et Kawak. ) Ly var. utile (Ecdysanthera utilis Hay, et Kawak.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Dây leo dài tới 50m, cành không lông, màu hồng. Lá mọc đối, có phiến bầu dục, dài 5-10cm, rộng 2-6cm, đầu có mũi dài, gốc tù, gân phụ 4-5 đôi, không lông, mặt trên nâu sậm, mặt dưới nâu nhạt hơn. Chuỳ hoa ở nách lá phía ngọn, trục có lông mịn; hoa nhỏ, màu vàng. Quả đại mảnh, dài đến 23cm, đường kính 4-8mm; hạt có lông mào dài trắng.

Bộ phận dùng: Vỏ thân - Cortex Pararii Utilis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc trên đất rừng ở độ cao 200 tới 900m.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, vỏ thân dùng trị trẻ em bị bệnh bạch bào sang.

3. Đỗ trọng nam, Đỗ trọng dây - Parameria Laevigata (Juss.) Moldenke (P. barbata (Bl.) Schum), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Dây leo dài 5-10m, nhựa mủ màu trắng, khi gặp không khí thì khô, do đó nếu bẻ đôi vỏ hay lá ta đều thấy những sợi tơ kiểu như ở vỏ Đỗ trọng. Lá hình bầu dục, thuôn hay hình trái xoan ngược, dài 5-13cm, rộng 2-5cm, có mũi nhọn dài, nhọn hay tù ở chóp, có góc ở gốc, mặt trên sáng bóng, có mép hơi cong về phía dưới, dạng màng, thường mọc đối và có khi mọc vòng 3. Hoa trắng, thơm, xếp thành xim dạng ngù ở ngọn cây. Quả gồm hai quả đại, dài 15-30cm, rẽ đôi, nhọn, nhẵn; mào lông mềm, trắng, dài 2-5cm.

Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

Bộ phận dùng: Vỏ cây - Cortex Parameriae; ở Trung Quốc gọi là Trường tiết châu, Ngân quang Đỗ trọng.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang trong rừng thứ sinh và lùm bụi nhiều nơi ở miền Bắc. (Lạng Sơn, Bắc Thái), miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh đến các tỉnh Tây Nguyên). Có thể thu hái vỏ cây quanh năm, đem về thái nhỏ, sao rồi phơi khô.

Thành phần hoá học: Cây chứa chất nhầy, chất nhựa dẻo, tinh dầu, tanin.

Tính vị, tác dụng: Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng dùng thay Đỗ trọng, chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, thận hư liệt dương, sưng, tê phù, huyết áp cao. Liều dùng 4-12g dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây bỏ rễ trị phong thấp, đau nhức xương, dao chém thương tích, viêm thận. Ở Campuchia, vỏ thường được dùng chế loại thuốc uống hạ nhiệt khi bị sốt rét. Ở Ấn Độ, người ta dùng nước sắc uống trị lỵ và cũng dùng trị vết thương. Ở Philippin, vỏ nghiền trong dầu dùng trị vết thương và dùng trị bệnh lao. Ở Malaixia và Inđônêxia, vỏ cây Đỗ trọng nam là một vị thuốc giúp làm tử cung co lại sau khi đẻ con. 

Đơn thuốc: - Lưng gối đau mỏi yếu liệt: Đỗ trọng nam, Cẩu tích, Ngưu tất, Thục địa, Dương quy, Ba kích, mỗi vị 12g, sắc uống (Theo Lê Trần Đức). 

4. Hình ảnh cây Đỗ trọng nam, Đỗ trọng dây - Parameria Laevigata (Juss.) Moldenke (P. barbata (Bl.) Schum)

Hình ảnh cây Đỗ trọng nam, Đỗ trọng dây - Parameria Laevigata (Juss.) Moldenke (P. barbata (Bl.) Schum)

What's your reaction?

Facebook Conversations