menu
Cây dược liệu cây Mã đề - Plantago major L
Cây dược liệu cây Mã đề - Plantago major L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Mã đề tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt ở gan, phổi. Được dùng làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm amidal, viêm bàng quang, đau mắt đỏ, ngoài ra nhờ tính vị lành tính mã đề cũng có thể được dùng để giải rượu rất tốt.

1. Cây Mã đề - Plantago major L, thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae.

Cây Mã đề - Plantago major L, thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae. Cây Mã đề được dân gian coi là cây dược liệu có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như ho, dỏi niệu, đường tiêu hóa

2. Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, cách dùng, thu hái chế biến, bài thuốc của Dược Liệu Mã đề

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao 15-20cm, có thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống rộng ngắn hơn phiến, phiến hình thìa hay hình trứng, có 2-3 gân hình cung. Hoa nhỏ màu trắng xếp thành bông dài, mọc đứng. Quả hộp nhỏ hình cầu, chứa 6-18 hạt. Hạt nhỏ trong hay bầu dục, to 1-1,5mm màu đen bóng.

Mùa hoa quả tháng 5-8.  

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt - Herba Plantaginis, thường gọi là Xa tiền thảo và hạt - Semen Plantaginis, thường gọi là Xa tiền tử.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu  Á ôn đới nay trở thành cây toàn thế giới. Mọc hoang và thường được trồng. Trồng bằng hạt nơi đất ẩm mát và mùa xuân. Vào tháng 7-8, lúc quả chín, thu hái toàn cây đem về phơi khô, đập quả lấy hạt, rồi phơi khô cất dành.

Thành phần hoá học: Toàn cây chứa một glucosid là aucubin hay rinantin. Lá có chất nhầy, chất đắng, caroten, sinh tố C, K, T, acid citric. Trong hạt có nhiều chất nhầy, acid plantenolic, adenin và cholin.

Tính vị, tác dụng: Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, lợi phế, làm long đờm.

Công dụng: Thường dùng chữa: 

1. Sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu, viêm thận, phù thũng; 

2. Cảm lạnh ho, viêm khí quản; 

3. Viêm ruột, lỵ; 

4. Viêm kết mạc cấp, viêm gan; 

5. Ðau mắt đỏ có màng. 

Dùng toàn cây 15-30g, hạt 5-10g dạng thuốc sắc. 

Dùng ngoài, giã cây tươi đắp mụn nhọt.

Ở Thái Lan, toàn cây được dùng lợi tiểu, trị viêm họng và dùng ngoài trị viêm mủ da, sâu bọ cắn và dị ứng.

Cách dùng: Lá sắc hoặc nấu cao uống làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Cả cây nấu cao đặc bôi trị bỏng. (Lấy bông nhúng thuốc đắp lên chỗ bỏng băng lại, mỗi ngày thay 1 lần). Cây tươi sắc nước uống chữa huyết áp cao. Lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp tính và mạn tính. Lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ và mau lành.

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ Mã đề

Nóng gan mật và nổi mụn: Một nắm mã đề tươi rửa sạch nấu với 100g heo, hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa liên tục trong 6 -7 ngày. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi rửa sạch giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng cay nóng, không rượu, cà phê.

Chảy máu cam: Hái một nắm má đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nên nằm yên trên giường gối cao đầu, bã mã đề đắp lên trán.

Bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày, có thể sắc cùng một ít lá để uống.

Viên phế quản: Mỗi ngày dùng 6 -12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

Chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi rửa sạch thái nhỏ, nấu với 100g - 150g giò sống cho trẻ ăn liền trong ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thương xuyên phòng được chốc lở.

Tiểu tiện ra máu: Dùng cây mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng hoặc thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm theo như trên và uống lúc đói.

What's your reaction?

Facebook Conversations