menu
Cây dược liệu cây Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl
Cây dược liệu cây Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hóa đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch khô. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không dùng được.

1. Cây Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl., thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae.

Cây Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl., thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae. Mạch môn đông còn có tên là mạch đông, cây lan tiên. Tên khoa học Ophiopogon japonicus Wall.

Người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khô (Radix Ophiopogoni) của cây mạch môn đông. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọi là mạch đông.

2. Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, tính vị, bài thuốc của Dược Liệu

Mô tả: Cây thảo sống dai nhờ thân rễ ngắn. Lá mọc chụm ở đất, dẹp, xốp làm 2 dãy. Hoa mọc thành chùm nằm trên một cánh hoa trần dài 10-20cm, Hoa nhỏ màu lơ sáng, có cuống ngắn, xếp 1-3 cái một ở nách các lá bắc màu trắng. Bao hoa 6 mảnh, rời hay dính ở gốc. Nhị 6, bao phấn mở dọc. Bầu 3 ô, một vòi nhuỵ với 3 đầu nhuỵ. Quả mọng màu tím, chứa 1-2 hạt.

Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-9.  

Bộ phận dùng: Rễ (củ) - Ophiopogonis, thường gọi là Mạch đông.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Á, được trồng làm bờ các bồn hoa ở nơi mát và có bóng râm. Trồng bằng gốc có rễ vào mùa xuân. Thu hái rễ vào mùa thu. Ðào rễ củ già, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ nhỏ ở hai đầu củ. Củ nhỏ để nguyên, củ to có thể bổ đôi theo chiều dọc, rồi phơi hay sấy nhẹ đến khô. Khi dùng, ủ mềm, bỏ lõi. Củ thường có hình thoi dài 1-4cm, màu vàng.

Thành phần hoá học: Củ chứa ophipogonin A, B, B', C, C', D, D'; ophiopogonone A, B. Trong củ còn có chất nhầy, đường glucose.

Tính vị, tác dụng: Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng dưỡng âm sinh tán, nhuận phế thanh hoả, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết.

Cụ Việt Cúc viết về cây này như sau: Mạch môn. Dây tóc tiên, Lan tròn, Hẹ riềng. Nhuận phế, chỉ khái, sinh tân chỉ khát, nhuận trường thông tiện, thanh tâm trừ phiền.

Mạch môn ngọt lạt loại hàn lương Khu phong tiêu ứ lại thông kinh

Huyết hành đau nhức tê rần khỏi Giải nọc độc ban mọc khắp mình

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con. Còn dùng làm thuốc cầm máu chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam.

Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với Rẻ quạt, lá hẹ, hoa Ðu đủ đực, Húng chanh để trị ho.

Kiêng kị: Người tỳ vị hư yếu, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không dùng.

3. Đơn thuốc có mạch môn đông: theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Bài thuốc chữa bệnh ho, khó thở, ho lâu ngày:

Mạch môn đông 16g, bán hạ 8g, đảng sâm 4g, cam thảo 4g, gạo nếp sao vàng 4g, đại táo 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).

4. Hình ảnh cây và củ mạch môn trồng tại Việt Nam

Hình ảnh cây và củ mạch môn trồng tại Việt Nam

5. Củ mạch môn trồng tại Việt Nam

Củ mạch môn trồng tại Việt Nam Củ Mạch môn

Phân bố thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng ở Việt nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng, Ninh Hiệp (Hà Nội), Nghĩa Trai (Hưng Yên). Thường hái vào tháng 6 - 7 ở những cây đã được 2 - 3 năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10 - 15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.

6. Thông tin thêm cho người trồng cây Mạch Môn

Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus. Wall) trong vườn cây ăn quả và cây trồng công nghiệp lâu năm

Tên đề tài:  Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus. Wall) trong vườn cây ăn quả và cây trồng công nghiệp lâu năm

Thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB

Cơ quan chủ trì: Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Vinh

Thời gian thực hiện đề tài: 2/2009-12/2011

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài thu thập được đầy đủ các thông tin về thực trạng sản xuất, tiêu thụ cây mạch môn từ các hộ gia đình và các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp tại hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Đồng thời, thu thập, trồng bảo quản và theo dõi 10 mẫu giống cây mạch môn. Đánh giá một số chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng, phát triển, khả năng thích nghi của các mẫu giống thu được. Chọn lọc được 3 mẫu giống có năng suất củ cao và thích nghi để trồng xen trong các vườn cây ăn quả, vườn chè.

Nghiên cứu bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của một số kỹ thuật trồng và chăm sóc đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hiệu quả kinh tế của cây mạch môn và cây trồng chính. Các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng để xây dựng hai quy trình kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả và vườn chè.

Xây dựng được 3 mô hình ứng dụng kỹ thuật với quy mô mỗi mô hình 1-2ha tại hai tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang. Các mô hình được chăm sóc tốt, cho năng suất củ và thu nhập đạt và vượt so với mục tiêu đăng ký ban đầu. Từ hiệu quả của mô hình, người dân địa phương đã mở rộng diện tích trồng mới cây mạch môn xen trong các vườn cây ăn quả lên 5ha trong năm 2010-2011.

Xây dựng được hai quy trình kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả và vườn chè.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20133722)

7. ĐIỀU TRA KĨ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ CÂY MẠCH MÔN (Ophiopogon Japonicus. Wall)

 K ẾT L U ẬN: Cây mạch môn (Ophiopogon Japonicus.W all) là loại cây trồng có khả năng thích ứngcao với các điều kiện che bóng, hạn, rét và ítbị sâu bênh gây hại, có thể sinh trưởng, pháttriển tốt trên các loại đất xấu, yêu cầu thâmcanh thấp. Cây mạch môn đã được người dânsử dụng rộng rãi để trồng xen dưới tán cácloại cây ăn quả, cây công nghiêp lâu năm tạicác vùng đất dốc.Trồng cây xen cây mạch môn dưới táncác loại cây lâu năm có nhiều lợi ích như: chephủ, bảo vệ đất, cải tạo đất, tăng hệ số sửdụng đất, quản lí cỏ dại, tạo việc làm và tăng 

Xem chi tiết đề tài tại đây

What's your reaction?

Facebook Conversations