menu
Cây dược liệu cây Nghệ đen - Curcuma zedoaria
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Nghệ đen - Curcuma zedoaria

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo y học cổ truyền, nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối).Tên khoa học: Curcuma raktakanta là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Mangaly & M.Sabu mô tả khoa học đầu tiên năm 1988

1. Hình ảnh mô tả Cây Nghệ Đen - Curcuma Zedoaria

Hình ảnh mô tả Cây Nghệ Đen - Curcuma Zedoaria

Cây Nghệ đen - Curcuma Zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.)

Tên Khoa học: Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc.

Tên tiếng Việt: Nghệ đen; Nga truật; Ngải tím; Bồng nga truật; Tam nại.

Tên khác: Amomum zedoaria Berg.; Curcuma pallida Lour.; Curcuma zerumbet Roxb.;

Nghệ đen còn có các tên khác như, Nghệ xanh, Nghệ tím, Ngải tím, Nga truật.Tên khoa học: Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.) thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thảo cao đến 1,5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30-60cm, rộng 7-8cm. Cụm hoa ở đất, thường mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ củ - Rhizoma et Radix Curcumae Zedoariae, thường gọi là Nga truật.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Himalaya, Xri Lanca, mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng thân rễ vào mùa mưa. Để dùng làm thuốc, đào lấy củ từ tháng 12 đến tháng 3, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng tẩm giấm sao vàng.

Thành phần hoá học: Trong củ có 1,5% tinh dầu màu vàng xanh nhạt, sánh, có mùi giống long não, và 3,5% chất nhựa và chất nhầy. Thành phần của tinh dầu chủ yếu gồm 48% sesquiterpen, 35% zingiberen, 9,6% cineol và một chất có tinh thể.

Tính vị, tác dụng: Thân rễ Nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính hơi ấm; có tác dụng phá tích tán kết, hành khí chỉ thống, khai vị hoá thực, thông kinh.

Công dụng: Thân rễ được dùng chữa: 1. Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da; 2. Đau kinh, bế kinh huyết tích, kinh nguyệt không đều; 3. Khó tiêu, đầy bụng, mửa nước chua; 4. Các vết thâm tím trên da. Rễ củ dùng như Nghệ trắng.

Ngày dùng 3-10g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên.

Đơn thuốc:

1. Ung thư tử cung: Dùng tinh dầu 10-30ml tiêm tại chỗ ngày 1 lần.

2. Đầy bụng: Nghệ đen, Tam lăng mỗi vị 6g, Lúa mạch 9g, vỏ Quýt 15g, sắc uống.

3. Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính, rỉ rỉ: Nghệ đen và Ích mẫu, mỗi vị 15g sắc uống.

4. Chữa bỗng dưng đau bụng do khí lạnh, hoặc thường chợt đau bụng từng cơn (do tích trệ): Nga truật 2 lạng, Mộc hương 1 lạng, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 g với nước giấm nhạt (theo Nam dược thần hiệu).

Ghi chú: Kỵ khai và rong kinh nhiều.

3. Cụm Hoa Ở Đất

Cụm Hoa Ở Đất

4. Một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen

- Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.

Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.

- Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.

- Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).

Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

- Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.

Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.

- Bài 6: Trị đầy bụng: Nghệ đen và tam lăng, mỗi vị 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc uống chung.

- Bài 7: Hành kinh có máu đông thành cục, đau bụng kinh, rong kinh: Lấy nghệ đen và cao ích mẫu, mỗi thứ 15g sắc uống mỗi ngày một thang.

- Bài 8: Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh: Tán 100g nghệ đen và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.

- Bài 9: Viêm gan vàng da: Nghệ đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.

5. Cây nghệ đen - Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.) thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Cây nghệ đen - Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.) thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Nghệ đen, Nghệ xanh, Nghệ tím, Ngải tím, Nga truật - Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.) thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Nghệ đen hay nga truật, bồng nga truật, ngải tím, tam nại (danh pháp hai phần: Curcuma zedoaria) là cây thân thảo thuộc họ Gừng. Đây là loài bản địa của Ấn Độ và Indonesia. Nghệ đen được người Arab đưa đến châu Âu từ khoảng thế kỉ thứ 6, nhưng ít được người phương Tây sử dụng làm gia vị. Đôi khi họ dùng nghệ đen để thay thế gừng.

6. Thông tin nghiên cứu khoa học cây Nghệ Đen - Curcuma zedoaria Berg

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÍNH KHÁNG OXY HÓA CỦA NGHỆ ĐEN Curcuma zedoaria Berg. TRỒNG Ở VIỆT NAM 

Qua quá trình khảo sát, có thể rút ra được những kết luận sau:

Ở PPT, đối với nghệ tươi, hàm lượng tinh dầu (tính trên lượng nguyên liệu khô tuyệt đối) là6,68 ± 0,05% trong thời gian chưng cất 110 phút. Đối với nghệ khô, hàm lượng tinh dầu cao hơn(đạt 8,66 ± 0,14%) trong 170 phút.

Ở PPVS, hàm lượng tinh dầu đạt được 6,10 ± 0,07% trong 90 phút (đối với nghệ tươi) và7,76 ± 0,06% trong 140 phút (đối với nghệ khô).

PPVS tuy cho thời gian chưng cất ngắn hơn nhưng lại làm giảm hàm lượng tinh dầu. Đồngthời, với chi phí cao, PPVS không đạt hiệu quả tốt trong việc ly trích tinh dầu từ củ Nghệ đen.

Thành phần chính của tinh dầu củ Nghệ đen trích ly theo PPT hay PPVS là γ-Elemen (14,18± 1,37% đến 18,79 ± 1,45%), Curzeren (14,28 ± 1,99% đến 16,67 ± 2,06%), Germacron(22,53 ± 2,18% đến 24,28 ± 2,19%). Đồng thời, hàm lượng các thành phần này trong tinh dầu nghệ đen tươi cao hơn trong tinh dầu nghệ đen khô. Trong khi đó, Furanogermenon là thànhphần chính trong tinh dầu từ nghệ đen Trung Quốc, Curcumenol là thành phần chính của tinhdầu nghệ Đài Loan còn Dehydrocurdion là hợp chất chủ yếu của tinh dầu từ nghệ Nhật Bản [2,12, 13, 15].

Thành phần chính trong cao eter dầu hoả là: γ-Elemen (15,23 ± 1,25%), Cuzeren (34,27 ±2,02 %), 6-Tert-butyl-1-4-metylcoumarin (6,72 ± 0,31%), còn Germacron chỉ chiếm 3,33 ±0,04%.

Thành phần tinh dầu thu được từ các phương pháp khác nhau thì khác nhau rất nhiều. Vì vậy, khi ứng dụng trong thực tế cần xem xét điều kiện cụ thể để áp dụng phương pháp phù hợp.

Kết quả khảo sát tính kháng oxy hóa cho thấy tinh dầu Nghệ đen có mức độ kháng oxy hóatương đối cao ở nồng độ 20mg/ml (74,8 ± 1,1% - 77,8 ± 0,7%). Cao eter dầu hỏa có khả năngkháng oxy hóa cao nhất (61,4 ± 0,8% - 84,5 ± 1,2%) ở nồng độ từ 5,0-20,0mg/ml. Điều nàychứng tỏ các hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh tập trung nhiều ở loại cao này.

Kết quả nghiên cứu bước đầu đạt được nhằm góp phần định hướng cho những nghiên cứutiếp theo về thành phần và tác dụng dược lý (tính kháng nấm, kháng viêm, kháng ung thư…) củatinh dầu củ nghệ đen Curcuma zedoaria ở Việt Nam. 

Thông tin: Xem chi tiết đề tài nghiên cứu tại đây 

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations