menu
Cây dược liệu cây Ổi - Psidium guajava L
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Ổi - Psidium guajava L

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông Y, ổi có vị ngọt và chát, tính bình; có tác dụng cầm ỉa chảy, tiêu viêm, cầm máu. Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá; Lá tươi cũng được dùng trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Nhân dân thường dùng lá và quả ổi chữa ỉa chảy và đau bụng đi ngoài.

1. Cây Ổi - Psidium guajava L., thuộc họ Sim - Myrtaceae.

Cây Ổi - Psidium guajava L., thuộc họ Sim - Myrtaceae. Hình ảnh quả ổi xanh và ổi chín (ổi đào, ổi hồng)

Ổi hay còn gọi Ổi ta, ổi cảnh (Tên khoa học: Psidium guajava) là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm, thuộc họ Đào kim nương, có nguồn gốc từ Brasil được L. mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1753.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Ổ

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-10m. Vỏ nhẵn, mỏng, khi già bong từng mảng lớn. Cành non vuông, có nhiều lông mềm, về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, thuôn hay hình trái xoan, gốc tù hay gần tròn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa trắng, mọc đơn độc hay tập trung 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mọng hình cầu, chứa rất nhiều hạt hình bầu dục. Ðài hoa tồn tại trên quả.

Bộ phận dùng: Lá, quả ổi xanh - Folium et Fructus Psidu Guajavae.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Có khi gặp ở trạng thái hoang dại. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm và phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen. Còn có (-sitosterol, acid maslinic (acid cratagolic), acid guijavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galacturonic (72,03%), d-galactose (12,05%) và l-arabinose (4,40%). Cây, quả ổi có pectin, vitamin C; trong hạt có tinh dầu với hàm lượng cao hơn trong lá. Vỏ thân chứa acid ellagic.

Tính vị, tác dụng: ổi có vị ngọt và chát, tính bình; có tác dụng cầm ỉa chảy, tiêu viêm, cầm máu. Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy. Do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá; dùng 15-30g dạng thuốc sắc.

Lá tươi cũng được dùng trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Nhân dân thường dùng lá và quả ổi chữa ỉa chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona (có người còn gọi là bệnh giời leo, vì nó thường mọc những mụn thành đám trong người, nhất là ở ngực và lưng).

Ở Ấn Ðộ, người ta dùng vỏ rễ chữa ỉa chảy ở trẻ em; quả làm thuốc nhuận tràng; lá dùng trị vết thương và loét; nước sắc lá dùng cầm dịch tả, nôn mửa và ỉa chảy.

Đơn thuốc:

1. Trị ỉa chảy: Lá ổi vừa non, vừa già, dùng một nắm độ 50g đem sắc với hai bát nước. Sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa sôi từ từ trong 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần một chén nhỏ. Có thể thêm đường.

2. Bệnh zona: Dùng lá búp ổi non 100g rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g, cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước thuốc này để bôi. Có thể cho thêm 5-6g bột sunfamit càng tốt.

3. Viêm dạ dày ruột cấp: Lá ổi 30g thái nhỏ và rang với một nhúm gạo, thêm nước đun sôi uống, ngày hai lần.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations