menu
Cây dược liệu cây Sâm hồng hay Nho rừng - Ampelocissus martini Planch
Cây dược liệu cây Sâm hồng hay Nho rừng - Ampelocissus martini Planch
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Sâm hồng Chùm quả có khi dài tới 40cm, rộng gần như thế và cân nặng 4kg. Quả có vỏ dày, chứa khoảng 80% dịch ít ngọt, ít chua và vị trung tính. Quả khi chưa thật chín có vị chua, dùng ăn chấm với muối. Có thể chế rượu chát. Ở nước ta, nhân dân vùng núi tỉnh An Giang thường dùng củ nấu nước uống cho mát và cho lá bổ.

Hình ảnh thân và lá cây Sâm hồng hay Nho rừng

Hình ảnh thân và lá cây Sâm hồng hay Nho rừng

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Sâm hồng

Sâm hồng hay Nho rừng - Ampelocissus martini Planch., thuộc họ nho - Vitaceae.

Mô tả: Dây leo 7-8m, có thể tới 20m, có củ màu đỏ. Nhánh dày lông, có tuyến nâu, vòi chẻ hai, đối diện với lá. Lá có 3-5 thuỳ, khía sâu, đầy lông ở mặt dưới, mép có răng. Cụm hoa đối diện với lá, có vòi ở gốc, nhiều hoa, dài và rộng khoảng 7cm, có lông len. Hoa không cuống, màu vàng xanh, cánh hoa mau rụng. Quả mọng màu đỏ, to 8-10mm. Hạt 3-5, hình bầu dục rộng, lõm ở đỉnh.

Ra hoa tháng 4-7.

Bộ phận dùng: Củ - Radix Ampelocissi Martinii.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Ðông dương, mọc hoang ở trong rừng bình nguyên, thường leo lên các cây bụi và cây gỗ ven rừng. Thu hoạch củ quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chùm quả có khi dài tới 40cm, rộng gần như thế và cân nặng 4kg. Quả có vỏ dày, chứa khoảng 80% dịch ít ngọt, ít chua và vị trung tính. Quả khi chưa thật chín có vị chua, dùng ăn chấm với muối. Có thể chế rượu chát.

Ở Campuchia, người ta thu hoạch củ dùng luộc ăn, loại củ này không có mùi vị gì đặc biệt.

Ở nước ta, nhân dân vùng núi tỉnh An Giang thường dùng củ nấu nước uống cho mát và cho lá bổ.

What's your reaction?

Facebook Conversations