menu
Cây dược liệu cây Sâm lá mốc, Sâm mặt dưới mốc - Cyclea hypoglauca (Schianer) Diels
Cây dược liệu cây Sâm lá mốc, Sâm mặt dưới mốc - Cyclea hypoglauca (Schianer) Diels
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Sâm lá mốc Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong, lợi thuỷ, tiêu viêm giảm đau. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: Sưng hầu họng, bạch hầu, đau răng; Viêm nhiễm niệu đạo và sỏi niệu; Phong thấp đau xương; Rắn độc cắn.

Hình ảnh cây Sâm lá mốc

Hình ảnh cây Sâm lá mốc

Thông tin mô tả cây dược liệu Sâm lá mốc

Sâm lá mốc, Sâm mặt dưới mốc - Cyclea hypoglauca (Schianer) Diels, thuộc họ tiết dê - Menispermaceae.

Mô tả: Dây leo cao cỡ 2m, thân mảnh, có rãnh dọc, lúc non có lông trắng, khi già không lông. Lá có phiến hình trứng dài 2,5-6,5cm, rộng 1,5-4,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới mốc trắng, cuống 3cm, mảnh. Cụm hoa bông ở nách lá, dài gần bằng lá, hoa nhỏ như chụm lại, màu vàng nhạt.

Hoa tháng 6.

Bộ phận dùng: Rễ, thân và lá - Radix, Caulis et Folium Cydeae Hypolaucae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, cũng chỉ gặp ở trên đất có cát vùng Hà Cối (Quảng Ninh). Thu hái toàn cây; rễ rửa sạch, thái phiến; phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong, lợi thuỷ, tiêu viêm giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: 1. Sưng hầu họng, bạch hầu, đau răng; 2. Viêm nhiễm niệu đạo và sỏi niệu; 3. Phong thấp đau xương; 4. Rắn độc cắn. Có nơi như ở Quảng Tây cây còn được dùng trị cao huyết áp. Liều dùng 15-30g; sắc uống. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị rắn cắn sưng đau.

What's your reaction?

Facebook Conversations