menu
Cây dược liệu cây Tắc kè đá, Cốt toái bổ - Drynaria bonii Christ
Cây dược liệu cây Tắc kè đá, Cốt toái bổ - Drynaria bonii Christ
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai. Tắc kè đá, Cốt toái bổ, Ráng đuôi phụng Bon. Tên khoa học: Drynaria bonii Christ thuộc họ Ráng - Polypodiaceae.

1. Hình ảnh Tắc kè đá - Drynaria bonii christ

Hình ảnh Tắc kè đá - Drynaria bonii christ Tắc kè đá, Cốt toái bổ, Ráng đuôi phụng Bon - Drynaria bonii Christ thuộc họ Ráng - Polypodiaceae.

Mô tả cây Tắc kè đá: Dương xỉ sống phụ sinh trên các cây gỗ hay trên đá. Thân rễ nom tựa củ gừng, mọc bò dài, mọng nước, có lông cũng màu vàng nâu. Lá có hai loại; lá hứng mùn hình trái xoan, rộng 10cm, gần như nguyên ôm lấy thân, thường khô và có màu nâu; lá thường có phiến màu xanh, dài 25-45m xẻ thùy sâu thành 3-7 cặp thùy lông chim, trục lá có cánh, cuống lá dài 10-20cm. Các ổ túi bào tử nhỏ, rải rác không đều khắp mặt dưới lá.  

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Drynariae Bonii.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông dương, thường gặp mọc trên triền đá các vùng rừng Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Trị, Ðồng Nai, Lâm Ðồng, An Giang. Thân rễ thu hái quanh năm, nhưng thường từ tháng 4 đến tháng 9 cạo bỏ sạch lông, thái nhỏ phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên thân rễ, khi dùng ủ thân rễ cho mềm, rồi tẩm mật hoặc rượu sao vàng. Có thể cho vào nước đường nấu chín và phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính ấm; có tác dụng bổ thận, tiếp cốt, hoạt huyết tán ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tắc kè đá được dùng chữa phong thấp đau lưng, thận hư đau răng, trẻ em cam tích, đòn ngã, thần kinh suy nhược, ứ huyết gây đau.

Liều dùng 6-12g dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, lấy cây tươi rửa sạch, giã nhỏ rấp nước, gói vào lá Chuối nướng cho mềm rồi đắp lên chỗ đau, bó lại; thay thuốc nhiều lần trong ngày.

Cốt toái bổ

Cốt toái bổ là cây thuốc quý, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, một trong những loài thực vật không hạt quý hiếm với nhiều tính năng chữa bệnh.

4. Cách dùng cốt toái bổ chữa bệnh:

Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.

Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, sát vào lợi.

Thang gia vị địa hoàng: thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, tế tân 2,4g; cốt toái bổ 16g. Sắc uống.

Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.

Cốt toái bổ 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, hoài sơn 20g, rễ cỏ xước (ngưu tất) 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu.

Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.

Tẩu mã tán: cốt toái bổ, lá sen, trắc bách diệp, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước; hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.

Cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá diệp tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu

Cốt toái bổ 12g, đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, hoài sơn 16g, ba kích 16g, bạch truật 12g, đương quy 12g, cẩu tích 12g, tục đoạn 12g, mẫu lệ 12g, thiên niên kiện 8g. Sắc uống hoặc nấu thành cao lỏng. Tác dụng: bổ khí huyết, bổ gân xương. Dùng cho người già suy nhược cơ thể, gãy xương lâu liền.

Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt thì không được dùng.

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng tên "cốt toái bổ", cần chú ý khi dùng.

BS. Tiểu Lan

What's your reaction?

Facebook Conversations