menu
Cây dược liệu cây Tam thất hoang - Panax bipinnatifidus Seem
Cây dược liệu cây Tam thất hoang - Panax bipinnatifidus Seem
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo đông y Tam thất hoang có Vị đắng, nhạt, tính hàn; có tác dụng tư bổ cường tráng, tiêu viêm giảm đau, khư ứ sinh tân và cầm máu. Các tên khác: Tam thất hoang, Tam thất lá xẻ, Vũ diệp tam thất, tên khoa học: Panax bipinnatifidus Seem. (P. japonicus C.A. Mey. var. bipinnatifidus (Seem.) C. Y. Wu et Feng ex C. Chow et all), thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

1. Hình ảnh Tam thất hoang; Sâm vũ diệp

Hình ảnh Tam thất hoang; Sâm vũ diệp Panax bipinnatifidum Seem.

Tên Khoa học: Panax bipinnatifidum Seem.

Tên tiếng Việt: Tam thất hoang; Sâm vũ diệp; trúc tiết nhân sâm; tam thất lá xẻ; Vũ diệp tam thất, sâm hai lần chẻ; hoàng liên thất

Tên khác: Aralia bipinnatifida (Seem.) C.B. Clarke; Panax pseudoginseng var. bipinnatifidus (Seem.) H.L. Li;

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, rễ dài có nhiều đốt và những vết sẹo do thân rụng hằng năm để lại. Thân mảnh cao 10-20cm, tới 50cm, thường lụi vào mùa khô. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3 cái một, mang 3-7 lá chét mỏng, không lông, mép có răng đôi cạn hay sâu dạng thùy. Hoa màu trắng lục xếp 20-30 cái thành tán đơn trên một trục dài 15-20cm ở ngọn thân, cuống hoa cỡ 1cm. Quả mọng, khi chín màu đỏ, chứa 1-2 hạt.

Ra hoa tháng 7-9.  

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Panacis Bipinnatifidi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, ở độ cao 1900-2400m trong rừng ẩm. Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh của tỉnh Lào Cai. Cũng được trồng và cây mọc tốt như Tam thất. Thu hoạch rễ củ ở những cây lâu năm, rửa sạch, phơi khô hay sấy khô.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, nhạt, tính hàn; có tác dụng tư bổ cường tráng, tiêu viêm giảm đau, khư ứ sinh tân và cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ củ tam thất hoang dùng cầm máu các loại vết thương và xuất huyết. Cũng được dùng như Tam thất làm thuốc bổ chữa thiếu máu, xanh xao gầy còm nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ, còn có tác dụng kích thích sinh dục và được dùng trong điều trị vô sinh. Liều dùng 4-8g thuốc bột hoặc rượu thuốc.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng rễ củ chữa thổ huyết, chảy máu mũi, đòn ngã tổn thương, thương tổn bên trong gây đau lưng.

3. Cây tam thất hoang - Panax bipinnatifidum Seem

Cây tam thất hoang - Panax bipinnatifidum Seem Tam thất hoang; Sâm vũ diệp; trúc tiết nhân sâm; tam thất lá xẻ; Vũ diệp tam thất, sâm hai lần chẻ; hoàng liên thất

Tam thất hoang hay sâm vũ diệp, tam thất thùy xẻ lông chim hai lần, tam thất lá xẻ, sâm hai lần chẻ, vũ diệp tam thất, hoàng liên thất, trúc tiết nhân sâm (danh pháp: Panax bipinnatifidus) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Loài này được Seem. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1868. Cây mọc hoang dưới tán rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, sườn dốc không quá 30 độ, đất sâu nhiều mùn và đai cao khoảng 1500m. Dùng làm dược liệu Đông y.

4. Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 4-5, quả tháng 5-9 (10). Gieo giống tự nhiên từ hạt. Quả chín chim thường ăn (bỏ hạt), hạt rơi xuống lại bị một loại sóc nâu nhỏ ăn nhân hạt. Thân rễ bị gãy hoặc khai thác mất phần già, phần đầu thân rễ (có chồi ngủ) còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Toàn bộ phần thân mang lá tàn lụi vào mùa đông, đến đầu mùa xuân năm sau từ đầu mầm thân rễ sẽ mọc lên các chồi thân mới. Sâm vũ diệp đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng; mọc rải rác dưới tán rừng kín thường xanh núi cao, ở độ cao từ 1.600-2.300 m.

Phân bố:

- Trong nước: Lai Châu (Tả Phình), Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên: núi Hoàng Liên Sơn).

- Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc.

Giá trị: Là nguồn gen đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Tất cả các bộ phận của cây đều sử dụng để làm thuốc. Thân rễ (củ) làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh dục, chống stret. Lá, thân, nụ hoa làm trà uống kích thích tiêu hoá, an thần và chữa bệnh thận.

Tình trạng: Thường xuyên bị tìm kiếm để khai thác từ 1962 đến nay. Nạn phá rừng làm nương rẫy (núi Hàm Rồng) hoặc để trồng Thảo quả trực tiếp làm mất nơi sống vốn có của cây. Hiện đã trở nên cực hiếm, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

Phân hạng: CR A1a,c,d, B1+ 2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "đang nguy cấp" (E) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Viện Dược liệu đang nghiên cứu bảo tồn và nhân trồng.

Tài liệu dẫn: APS, 13(2): 29; CCVN, 2: 640; SĐVN (2007): 85; SVF, 2: 27; TCDL, 6(4): 97.

5. Tên Khoa học: Panax bipinnatifidum Seem

Tên Khoa học: Panax bipinnatifidum Seem Tam thất hoang; Sâm vũ diệp

Đặc điểm nhận dạng: Cây thảo sống nhiều năm; cao 0,30-100 cm. Thân rễ mập, phân nhánh, nằm ngang và thường nổi trên mặt đất, đường kính 1,5-3,5 cm. Phần thân mang lá gồm 1-3, tuỳ theo số đầu nhánh của thân rễ; đường kính thân từ 0,3-0,6 cm; Lá kép chân vịt, mọc vòng ở ngọn, thường gồm 3 cái; 3-5 lá chét xẻ thuỳ nông hay sâu, mép khía răng cưa. Cụm hoa tán đơn, mọc ở ngọn; cuống cụm hoa 5-10 cm, mang từ 20-90 hoa; cuống hoa mảnh, dài 1-1,5 cm. Hoa màu vàng xanh, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa; 5 nhị. Bầu 2 ô; đầu vòi nhuỵ chẻ đôi. Quả hình cầu đến hình cầu dẹt, đường kính 0,6-1,2 cm, khi chín màu đỏ. Hạt 2, nếu chỉ có 1 hạt là do hạt kia bị lép. Hạt gần hình cầu hoặc gần giống hạt đậu; màu xám trắng; vỏ cứng, có rốn hạt.

What's your reaction?

Facebook Conversations