menu
Cây dược liệu Cây Táo Mèo - Docynia Indica
Cây dược liệu Cây Táo Mèo - Docynia Indica
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh. Táo mèo có tên khoa học: Docynia indica (Wall.) Decne., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

1. Hình ảnh mô tả Cây Táo mèo, Chua chát - Docynia indica (Wall.) Decne., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Hình ảnh mô tả Cây Táo mèo, Chua chát - Docynia indica (Wall.) Decne., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae. Cây Táo Mèo - Docynia Indica

Tên khác: Chua Chát

Tên khoa học: Docynia Indica (Wall.) Decne

Mô tả: Cây nhỡ cao 5m, nhánh và thân non có gai và lá có phiến có thùy. Lá ở nhánh già không có thùy, thon, dài 7-10cm, đầy lông lúc non, mép có răng nhỏ, gân phụ 6-10 cặp; lá kèm mau rụng. Tán 1-3 hoa, cuống ngắn; đài đầy lông trắng, mịn, phiến nhọn; cánh hoa to 10x5mm, mỏng, không lông; nhị ngắn; vòi nhụy 5, dính nhau, bầu nhiều noãn. Quả thịt, tròn hay hình trứng, vàng vàng to 5cm, vỏ quả trong cứng.

Ra hoa tháng 2-4, quả tháng 7 trở đi.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Docyniae Indicae.

Nơi sống và thu hái: loài phân bố ở Xích kim, Khasia, Mianma, Thái Lan, bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng núi cao giữa 1500 và 2000m ở Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, Sơn La. Cây được trồng nhiều lấy quả. Thu hái vào mùa thu, thái mỏng phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị chua chát, tính ấm; có tác dụng kiện vị, tiêu thực. Quả có vị chua chát, ăn được. Cũng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon, dễ tiêu. Ngày dùng 5-10g sắc hoặc nấu cao uống.

Ghi chú: Còn một loài khác là táo mèo Delavay - Docynia delavayi (Franch.) Schneid., có phân bố ở Vân Nam (Trung Quốc) có tên là Di y, có lẽ cũng có ở Bắc Việt Nam. Loài này khác loài trên bởi lá già vẫn có lông tơ ở mặt dưới, mép lá nguyên và lá tồn tại chứ không rụng. Quả cũng được sử dụng làm thuốc trị cước khí, thấp thũng và phong thấp tê đau.

3. Theo Nghiên cứu hiện đại:

Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

4. Một số bài thuốc từ táo mèo: theo YHCT

Chữa trị chứng đầy bụng: Lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày. Chữa rối loạn mỡ máu: Lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.

Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo quyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.

Tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.

Chữa gan nhiễm mỡ: Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống. 

Chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.

Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Mỗi ngày, vào bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo mèo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).

Làm giảm đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo mèo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh.

Đau bàng quang: Mỗi bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo mèo và mật ong, khi tiểu sẽ tốt hơn.

Chữa bệnh viêm khớp: Sau mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước 200ml pha 10 thìa nhỏ giấm táo mèo và mật ong sao cho vừa đủ ngọt.

Chữa bệnh viêm thận, nước tiểu có mủ: Hàng ngày đếu đặn trong bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa giấm táo mèo và 2 thìa mật ong cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa bệnh zona: Dùng giấm táo mèo bôi nguyên chất lên chỗ đau ngày 4 lần, ban đêm bôi thêm 3 lần. Sau khi bôi, đắp khăn nhúng giấm táo – cảm giác đau sẽ dần dần bớt đi, và sẽ chóng ăn da non.

Giấm táo mèo có thể chữa được nhiều thứ bệnh như zona, viêm khớp, giãn phồng tĩnh mạch...

Chữa giãn phồng tĩnh mạch: Mỗi ngày 2 lần lấy giấm táo mèo thoa vào chỗ bị giãn. Và mỗi bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa giấm táo mèo.

Chữa chốc lỡ đầu trẻ em: Dùng giấm táo mèo bôi vào nơi có mụn cứ 1 ngày bôi 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Khỏi sau 2, 3 ngày.

Chữa bệnh nấm tóc: Dùng giấm táo mèo xoa chỗ có nấm 1 ngày 6 lần cách đều 2 tiếng.

Dùng giấm táo mèo để giã rượu: Cứ 25 phút phút uống 6 thìa giấm nhỏ pha mật ong. Khoảng 4 lần là giã rượu.

Chữa bỏng: Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo mèo pha cùng mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp.

Chữa mồ hôi trộn: Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm vào bàn chân và bàn tay.

Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Uống 2 thìa nhỏ hỗn hợp giấm táo và mật ong trước khi đi ngủ giúp bạn nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Nếu sau một giờ mà chưa thấy hiệu quả, bạn có thể uống tiếp hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp hai thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng lâu dài.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng quả táo mèo để ngâm rượu hay làm giấm táo mèo kết hợp với mật ong. Giấm táo mèo - mật ong có thể có tác dụng với bệnh nhân bị suy nhược mạn tính,giúp tăng huyết áp, chữa ho, viêm amidan.

What's your reaction?

Facebook Conversations