menu
Cây dược liệu cây Thảo quả, Ðò ho - Amomum aromaticum Roxb
Cây dược liệu cây Thảo quả, Ðò ho - Amomum aromaticum Roxb
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Thảo quả có Vị cay, tính ấm; có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn. Thường dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, ỉa chảy, trị sốt rét, lách to; còn dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi.

1. Hình ảnh cây Thảo quả, Ðò ho - Amomum aromaticum Roxb. (A. tsao - ko Crévost et Lemarié), thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Hình ảnh cây Thảo quả, Ðò ho - Amomum aromaticum Roxb. (A. tsao - ko Crévost et Lemarié), thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Phân bố: Từ Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc đến Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam cây mọc nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang.

Tên Khoa học: Amomum aromaticum Roxb.

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Thảo quả; Sa nhân cóc; Đò ho.

Tên khác: Cardamomum aromaticum (Roxb.) Kuntze, Amomum tsaoko Crévost & Lemarie,;

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 2-3m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt, đường kính to tới 2,5-4cm. Lá mọc so le, có cuống hay không; bẹ lá có khía dọc; phiến lá dài tới 70cm, rộng 20cm, nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc, dài 13-20cm; hoa màu đỏ nhạt. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, đường kính 2-3cm, chia 3 ô, mỗi ô có khoảng 7 hạt có áo hạt, thơm.

Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-12.  

2. Thông tin mổ tả Công dụng, tác dụng, bài thuốc chữa bệnh từ Dược Liệu Thảo Qủa

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Amomi Aromatici, thường gọi là Thảo quả.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, ...Thu hái quả vào mùa đông phơi hay sấy khô. Khi dùng đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt.

Thành phần hóa học: Có tinh dầu với tỷ lệ 1-1,5%.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thảo quả được dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá (khi nấu để cả quả, nhưng sau đó lấy ra vì nồng). Cũn thường được dùng để thêm vào một số bánh kẹo. Thường dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, ỉa chảy, trị sốt rét, lách to; còn dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Liều dùng 3-6 g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên.

Ở Ấn Độ, hạt và dầu được dùng như loài Amomum subulatum Roxb. để làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng chữa đau thần kinh, dùng trong bệnh lậu như kích dục và giải độc khi bị bò cạp đốt hoặc rắn cắn. Dầu hạt thơm, kích thích, lợi tiêu hoá dùng đắp lên mí mắt để tiêu viêm.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) Thảo quả được dùng chữa ho đau ngực có đờm loãng, bụng dạ lạnh đau, tỳ hư ỉa chảy, nôn oẹ và sốt rét.

What's your reaction?

Facebook Conversations