menu
Cây Ráy gai, Mớp gai, Chóc gai - Lasia spinosa (L.) Thw. (Dracontium spinosum L.)
Cây Ráy gai, Mớp gai, Chóc gai - Lasia spinosa (L.) Thw. (Dracontium spinosum L.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Ráy gai Vị đắng chát, cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng tiêu viêm giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thũng. Thân rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, sinh tân chỉ khát, khứ ứ, sinh cơ, chỉ thống. Nhân dân vẫn dùng lá non làm rau ăn. Ráy gai, chủ yếu là thân rễ được dùng chữa viêm thận phù thũng, đau nhức các khớp xương từ đầu gối xuống bàn chân, đau nhức lưng, đau nhức đầu, táo bón, các bệnh về gan, viêm gan nhẹ, xơ gan cổ trướng.
Ráy gai, Mớp gai, Chóc gai - Lasia spinosa

2. Ráy gai, Mớp gai, Chóc gai - Lasia spinosa (L.) Thw. (Dracontium spinosum L.), thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả: Cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá hình mũi tên về sau xẻ lông chim, có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín. Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao hoa gồm 4-6 mảnh, bộ nhị gồm 4-6 nhị có chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô có chứa 1 noãn treo. Quả mọng hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh; hạt dẹp.

Ra hoa vào mùa hạ.

Bộ phận dùng:  Toàn cây - Herba Lasiae Spinosae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc hoang ở gần mép nước, các mương rạch, chỗ có nước đọng nhưng không sâu, nhiều bùn, thường tập trung thành đám, gặp từ Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình qua Nghệ An tới thành phố Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Sông Bé, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Thu hái toàn cây quanh năm, thân rễ mang về, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và Gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.

Thành phần hoá học: Toàn cây chứa saponin triterpen; thân rễ chứa nhiều tinh bột.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng tiêu viêm giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thũng. Thân rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, sinh tân chỉ khát, khứ ứ, sinh cơ, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân vẫn dùng lá non làm rau ăn. Ráy gai, chủ yếu là thân rễ được dùng chữa viêm thận phù thũng, đau nhức các khớp xương từ đầu gối xuống bàn chân, đau nhức lưng, đau nhức đầu, táo bón, các bệnh về gan, viêm gan nhẹ, xơ gan cổ trướng. Còn dùng chữa ho và viêm họng, di chứng do sốt rét, mụn ở mặt, ngứa lở ngoài da. Liều dùng 12-16g, dạng thuốc sắc.

Ở Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc trị đau ngực; lá và rễ dùng trị bệnh trĩ; cuống lá giã ra thêm nước cho trâu bò uống trị bệnh đau ngực.

Ở Trung Quốc, người ta dùng Ráy gai để trị sưng vú, cao huyết áp, chó dại cắn, phong thấp, đòn ngã, bạch đới, đau bụng kinh, viêm thận, đái đục, viêm tuyến mang tai, mụn nhọt sưng lở.

Chóc gai, còn có nhiều tên gọi khác như ráy gai, móp gai, mớp gai, mác gai, sơn thục gai, khoai sọ gai (Tên khoa học: Lasia spinosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp Dracontium spinosum. Năm 1864 George Henry Kendrick Thwaites đồng nhất nó với Lasia aculeata do João de Loureiro mô tả năm 1790 và chuyển loài này sang chi Lasia thành danh pháp Lasia spinosa.

What's your reaction?

Facebook Conversations