menu
Ăn chay, thuần chay hay ăn thịt mới tốt cho tương lai của nhân loại?
Ăn chay, thuần chay hay ăn thịt mới tốt cho tương lai của nhân loại?
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp trên Trái đất sẽ không thể cung cấp đủ nguồn lương thực cho tất cả. Chính vì thế, chúng ta cần phải tự thay đổi thói quen ăn uống.

Ăn thuần chay giảm nhu cầu tiêu thụ thịt, giúp cứu sống động vật, nhưng ít bền vững hơn so với ăn chay. Nhiều loại cây trồng được lựa chọn cho các bữa ăn thuần chay, chẳng hạn như đậu nành, không được sản xuất bền vững.

Hiện tượng bùng nổ dân số trên toàn thế giới đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong số đó là các vấn đề về nông nghiệp - nguồn cung thực tế sẽ không thể đáp ứng toàn diện. Nếu chuyển sang trồng các loại cây lương thực đòi hỏi ít diện tích đất hơn, chúng ta sẽ có đủ nguồn cung lương thực cho nhiều người hơn.

Các nhà nghiên cứu từ sáu trường Đại học của Hoa Kỳ - bao gồm Đại học Cornell, đã phát triển một mô hình mô phỏng sinh lý chuỗi thực phẩm khép kín của Hoa Kỳ.

Nghiên cứu này nhằm xác định diện tích đất cần thiết tính theo bình quân lương thực đầu người và khả năng cung cấp thực tế của diện tích đất nông nghiệp hiện tại. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể thiết lập chế độ ăn uống bền vững nhất với triển vọng duy trì cuộc sống của loài người trên Trái đất trong tương lai.

Trong mô phỏng, 10 chế độ ăn khác nhau được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm ăn chay, nhóm thuần chay và nhóm ăn thịt.

Nhiều người sẽ cho rằng chế độ ăn thuần chay là lựa chọn tốt nhất - nhưng đó là khi và chỉ khi đề cập đến quyền động vật. Sự thật là hình thức dinh dưỡng này không bền vững như chúng ta vẫn nghĩ. Chế độ ăn với một lượng nhỏ thịt - bao gồm cả ăn chay có sữa (lacto-vegetarianism) và ăn chay có trứng và sữa (ovo-lacto-vegetarianism) - được xem là bền vững hơn bởi hình thức này có thể nuôi sống nhiều người hơn là ăn thuần chay.

Giải thích cho kết luận này rất đơn giản: Chế độ ăn thuần chay sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên. Các loại cây trồng khác nhau đòi hỏi các loại đất khác nhau để cho năng suất tối ưu. Nếu chúng ta chỉ trồng cây để phục vụ chế độ ăn thuần chay, sẽ có rất nhiều nguồn tài nguyên đất không được sử dụng hiệu quả.

Dù thuần chay có thể không phải là lựa chọn bền vững nhất, nhưng không có nghĩa chế độ ăn chay thông thường cũng như thế. Cắt giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm từ động vật sẽ góp phần làm tăng hiệu suất sản xuất của quỹ đất nông nghiệp, tăng nguồn cung lương thực và nuôi sống nhiều người hơn.

Theo nghiên cứu, chế độ ăn uống bền vững nhất là ăn chay, tiêu biểu nhất là chế độ ăn chay có sữa. Ăn chay có sữa sẽ giúp tận dụng tối ưu những nguồn tài nguyên hiện có, trong khi vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con người.

Trong thời đại dân số tăng trưởng liên tục, nếu chúng ta chấp nhận thay đổi thói quen tiêu dùng, chúng ta sẽ có thể xây dựng cho thế hệ mai sau một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Ăn thuần chay hay ăn thịt đều đặn đều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực nghiêm trọng trong tương lai. Cân bằng dinh dưỡng bằng chế độ ăn chay có sữa có thể sẽ trở thành cách hiệu quả nhất trên toàn cầu trong thời gian dài.

What's your reaction?

Facebook Conversations