menu
Cây dược liệu cây Dừa -Cocos nucifera L
Cây dược liệu cây Dừa -Cocos nucifera L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Cùi Dừa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí, bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Nước Dừa vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm tiêu khát, khỏi thổ huyết, trừ say nắng, làm đen tóc. Vỏ sọ Dừa vị đắng, tính bình có tác dụng cầm chảy máu mũi, ngừng nôn. Vỏ quả dừa có tác dụng làm giảm đau; rễ dùng lợi tiểu, thanh can. Ta thường dùng nước Dừa uống bổ dưỡng và giải khát, còn dùng trị sởi và trị sán xơ mít. Rễ Dừa thay thế các thuốc lợi tiểu, dùng trị bệnh lậu, ho gió...

1. Cây Dừa -Cocos nucifera L., thuộc họ Cau - Arecaceae.

Cây Dừa -Cocos nucifera L., thuộc họ Cau - Arecaceae. Dừa, hay cọ dừa, (Tên khoa học: Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae).

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Dừa

Mô tả: Cây thân trụ cao tới 20m. Thân nhẵn, có nhiều vết sẹo to do bẹ lá rụng để lại. Lá rất to, có bẹ ôm lấy thân cây và 1 trục mang nhiều lá chét xếp 2 dãy đều đặn ở hai bên. Bông mo (buồng hoa) ở nách lá, lúc đầu ở trong một mo dày, phân nhánh nhiều thành bông, mỗi bông mang hoa đực ở trên và hoa cái ở dưới. Hoa đực có 6 mảnh bao hoa màu vàng, 6 nhị và 1 nhuỵ lép. Hoa cái lớn hơn, có 6 mảnh bao hoa, 3 lá noãn nhưng chỉ có 1 lá noãn phát triển thành quả hạch mang 1 hạt. Quả khô, gồm 3 lớp vỏ, vỏ quả trong là sọ dừa. Hạt to, có nội nhũ đặc biệt gồm phần nước ở trong và phần cứng (cùi dừa ở ngoài).

Bộ phận dùng: Nước dừa, rễ và dầu - Lac, Radix et Oleum Cocoris.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở đảo Andaman (vịnh Bengan Ấn Độ), được trồng rộng rãi ở nông thôn Việt Nam, xung quanh hồ ao mương rạch, lạch sông. Cây mọc khoẻ, ưa đất thoáng dày, ẩm ướt. Ở nước ta, có các giống Dừa quý như Dừa dâu, Dừa ta, Dừa xiêm, Dừa lửa, Dừa lai Maoa, Dừa dâu cho nhiều dầu, có năng suất cao và Dừa lửa nhiều nước là hai giống dừa được trồng nhiều. Dừa có thể thu hái 4 lần mỗi năm, nhưng rộ nhất từ tháng 6 đến tháng 10. Rễ dừa thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Nước Dừa là một dung dịch đẳng trương gồm chủ yếu là glucose, fructose, rất ít saccarose; ngoài ra còn có các acid hữu cơ (acid malic), các acid amin, các acid béo, vitamin C. Hàm lượng các chất này rất ít, vì tỷ lệ nước trong nước dừa lên tới 92-93%. Cùi Dừa khô, theo tỷ lệ % có nước 3,88, protein nguyên 7,81, lipid 66,26, chất chiết xuất không có nitrozen 13,63, acid lauric 87,27, acid palmitic 2,35, acid oleic 1,18, acid butyric và caprois 0,40. Còn có một lượng nhỏ vitamin D.

Tính vị, tác dụng: Cùi Dừa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí, bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Nước Dừa vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm tiêu khát, khỏi thổ huyết, trừ say nắng, làm đen tóc. Vỏ sọ Dừa vị đắng, tính bình có tác dụng cầm chảy máu mũi, ngừng nôn. Vỏ quả dừa có tác dụng làm giảm đau; rễ dùng lợi tiểu, thanh can.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng nước Dừa uống bổ dưỡng và giải khát, còn dùng trị sởi và trị sán xơ mít. Rễ Dừa thay thế các thuốc lợi tiểu, dùng trị bệnh lậu, ho gió, các chứng về gan có vàng da hay không. Cùi dừa thường được sử dụng trong ăn uống vừa bổ dưỡng, giúp cơ thể có thêm chất béo, lại có thể trị phong thấp nhức mỏi. Vỏ sọ Dừa sắc uống cầm chảy máu mũi và ngừng nôn.

Thế giới ngày nay ưa chuộng Dừa vì nó chứa một số acid béo không thay thế trong quá trình đồng hoá thức ăn, cố định men, tham gia dự trữ chất béo của cơ thể. Dầu dừa hay bơ Dừa tạo thành một nhũ tương rất mịn khi gặp mật và dịch tụy nên dễ đồng hoá. Nước Dừa vô trùng dùng làm dịch truyền tĩnh mạch trị ỉa chảy.

Đơn thuốc:

1. Bỏng lửa, bỏng nước sôi, dùng vôi bột 1 chén, dầu Dừa 1 muỗng canh. Đổ vôi vào nước khuấy cho đều, lóng lấy nước trong độ 1 chén, trộn dầu vào, bắc lên bếp chụm lửa riu riu khuấy cho đều tay, chừng thuốc keo lại như thuốc dán lấy ra để nguội dùng bôi vào chỗ bỏng nhiều lần.

2. Chữa bỗng dưng đau tim dùng vỏ sọ Dừa đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với rượu, 4-10g với nước nguội.

3. Lở ngứa nhức nhối, gân xương đau nhức, dùng vỏ quả Dừa đốt tồn tính, uống với rượu, 4-10g cho ra mồ hôi thì bớt đau. Cũng có thể dùng vỏ quả dừa sắc nước uống.

Qủa Dừa

4. Lưu ý

Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên cứ để nguyên quả mà uống, tốt nhất là nên uống ngay tại gốc vừa chặt, tránh thả dừa xuống đất.

Nếu uống từ ba trái dừa trở lên mỗi ngày và uống liên tục trong nhiều ngày sẽ rất có hại cho sức khỏe, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim không nên uống nước dừa. Hàm lượng chất béo trong nước dừa rất cao, uống nhiều sẽ bị gây đầy bụng, khó tiêu. Khi mới đi nắng về không nên uống nước dừa. 

Không nên uống nước dừa với nước đá vào buổi tối. Trước khi tập luyện, thi đấu thể dục thể thao không nên uống nước dừa. Phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa trong ba tháng đầu kể từ khi có thai.

5. Hoa dừa

Hoa dừa

6. Rễ cây dừa

Rễ cây dừa Rễ Dừa thay thế các thuốc lợi tiểu, dùng trị bệnh lậu, ho gió, các chứng về gan có vàng da hay không.

What's your reaction?

Facebook Conversations