menu
Cách dùng trạch tả hạ huyết áp, giảm mỡ máu
Cách dùng trạch tả hạ huyết áp, giảm mỡ máu
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Trạch tả hay còn gọi thủy đề, mã đề nước có tên khoa học là Alisma plantago-aquatica là loài thực vật có hoa, bản địa của hầu khắp bán cầu Bắc, gồm châu Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ. Loài này sống ở vùng bùn lầy hoặc vùng nước ngọt.

Thông tin mô tả Cây Trạch tả –Alisma plantago-aquatica , Alismataceae

Thông tin mô tả Cây Trạch tả –Alisma plantago-aquatica , Alismataceae Trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson, thuộc họ Trạch tả (Alismataceae). Là loài cây thủy sinh, sống ở trong các ruộng nước, ao, hồ...

Tên khác: Mã đề nước.

Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica L., Alismataceae (họ Trạch tả).

Mô tả cây: Cây thảo cao 40 -50 cm. Thân hình cầu hoặc hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, bẹ to mọc ốp vào nhau, xòe như hình hoa thị. Cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài thành chùy.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Thân rễ Trạch tả (Rhizoma Alismatis). Thân rễ hình cầu, hình trứng hay hình con quay. Mặt ngoài máu trắng hơi vàng hay nâu hơi vàng, có các rãnh nông, dạng vòng không đều ở ngang củ, có nhiều vết sẹo rễ nhỏ dạng bướu, ở đầu thân rễ có vết của thân cây còn sót lại. Chất chắc, mặt bẻ gãy màu trắng vàng, có tinh bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Thành phần hóa họcThành phần chính trong Trạch tả bao gồm các hợp chất terpenoid và polysaccharid.

Thành phần terpenoid gồm có các triterpen (alisol A-F, H, I,P, T-X, alisol A-C monoacetat, các alismanil, epi-alisol A…), sesquiterpen (alismol và alismoxid), tinh dầu và chất chất nhựa.

Công dụng và cách dùng: Dùng trị phù thũng, tiểu buốt, tiểu gắt, ra mồ hôi nhiều, điều trị cao lipid huyết, béo phì.

Các sử dụng vị thuốc trạch tả

Các sử dụng vị thuốc trạch tả Trong đông y, rễ củ thường được dùng làm thuốc chữa tiểu tiện bất lợi, thủy thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt, bụng trướng đầy, tiêu chảy, kiết lỵ, bạch đới, hoàng đản, đau lưng, di tinh hoặc cũng có thể dùng làm thuốc chữa thiếu sữa cho phụ nữ.

1. Chữa huyết áp cao: 

Trạch tả, ích mẫu, xa tiền tử, hạ khô thảo, thảo quyết minh - mỗi vị 6-10g; sắc nước uống thay trà trong ngày.

2. Lợi tiểu, chữa thủy thũng (có thể áp dụng 1 trong 3 cách ):

+ Cách 1: Dùng trạch tả 40g, bạch truật 40g; tán nhỏ, mỗi lần uống 10-12g; dùng nước sắc phục linh để chiêu thuốc.

+ Cách 2: Dùng trạch tả 12g, ý dĩ sao 20g, tỳ giải 10g; sắc lấy nước hoặc tán bột uống trong ngày.

+ Cách 3: Dùng trạch tả 6g, phục linh 6g, bạch truật 4g, cam thảo 2g, quế chi 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.

3. Giúp giảm mỡ máu: 

Trạch tả 8g, hà thủ ô 12g, hoàng tinh 10g, sơn tra 6g, thảo quyết minh 6g; sắc nước uống thay trà trong ngày; uống theo từng đợt 10-15 ngày là 1 liệu trình, giữa các liệu trình ngừng dùng thuốc 5-7 ngày.

4. Chữa gan nhiễm mỡ: 

Trạch tả 10g, hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 10g, cốt khí củ 10g, sơn tra 8g; sắc nước uống trong ngày.

5. Để giảm cân, hỗ trợ chữa béo phì đơn thuần: 

Trạch tả 12g, phan tả diệp 1,5g, sơn tra 12g, thảo quyết minh 12g; tất cả thái nhỏ, hãm nước sôi, chia 2 lần uống trong này; dùng theo từng đợt 20-30 ngày.

What's your reaction?

Facebook Conversations