menu
Cây hoa lăng tiêu, chệch Đăng tiêu hay Lan tiêu công dụng tác dụng và những bài thuốc nam chữa bệnh hiệu quả nhất
Cây hoa lăng tiêu, chệch Đăng tiêu hay Lan tiêu công dụng tác dụng và những bài thuốc nam chữa bệnh hiệu quả nhất
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y, hoa Lăng tiêu có vị chua, tính lạnh, nhập kinh can, có công năng làm mát huyết, khử ứ, chủ trị huyết trệ, kinh bế, huyết nhiệt phong ngứa, chứng trừng hà...

Thông tin đặc điểm nhận biết đúng cây hoa lăng tiêu

Lăng tiêu (có khi bị gọi chệch Đăng tiêu hay Lan tiêu), tên khoa học là Campsis grandiflora, thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae. Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, mọc leo cao đến 10m, với ít rễ bám. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, có 7-9 lá chét xoan ngọn giáo, dài 3-7cm, rộng 1,5-3cm, nhọn mũi, có răng nhọn. Chùy hoa ở ngọn cành. Hoa màu đỏ hồng điều, có ống hình chuông hơi dài hơn đài và các thùy rộng 4-5cm. Quả nang dài cỡ 20cm; hạt có cánh.

Theo Đông y, hoa Lăng tiêu có vị chua, tính lạnh, nhập kinh can, có công năng làm mát huyết, khử ứ, chủ trị huyết trệ, kinh bế, huyết nhiệt phong ngứa, chứng trừng hà (nổi u cục di động trong bụng), mũi sùi đỏ. Rễ và thân cành có tác dụng mát huyết, làm tan máu ứ, tiêu sưng phù, chữa phế ung
(áp-xe phổi), viêm khớp, lưng chân đau mỏi tê liệt, thống phong (bệnh gout), mày đay, phong ngứa, sưng đau cổ họng. Lá có tác dụng tiêu thũng giải độc, chữa nhọt sảy.

Liều dùng hoa 3-9g; rễ, thân 9-15g, sắc uống hoặc tán bột hòa rượu uống.

1. Công dụng tác dụng của cây lăng tiêu

Để làm thuốc, hái những bông hoa lăng tiêu đã nở hết cỡ, phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa nhỏ, bảo quản dùng dần. Rễ và cành thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch thái phiến, sao thơm.

Các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Ngô phổ bản thảo, Bản thảo bị yếu, Dược tính luận, Thiên ngọc bản thảo, Bản thảo kinh sơ, Nhật hoa tử bản thảo... đều đã ghi lại các tác dụng chữa bệnh của lăng tiêu:

- Hoa có công dụng làm mát huyết, chống ứ, được dùng để chữa các chứng huyết trệ kinh bế, phong ngứa do huyết nhiệt, chứng giả (bệnh nổi cục ở trong bụng), trứng cá đỏ.

- Rễ và cành có công dụng trừ phong hoạt huyết, tiêu thũng giải độc dùng để chữa các chứng viêm khớp, tổn thương do trật đả (Trật khớp hay đau nhức do té ngã ), rắn độc cắn.

- Lá có công dụng tiêu thũng giải độc, chủ trị ung thũng...

Sách Bản thảo cầu chân viết: Những người có hỏa tà ẩn phục trong huyết khiến cho huyết ứ huyết nhiệt, biểu hiện ra bên ngoài bằng các chứng dương kết huyết bế, phong dương, băng đới..., nếu dùng lăng tiêu hoa để thanh nhiệt thì nhiệt tà được giải mà khí huyết tự lưu thông.

2. Bài thuốc từ cây hoa lăng tiêu

2. Bài thuốc từ cây hoa lăng tiêu

2.1 Đại tiện ra máu tươi

Hoa lăng tiêu ngâm rượu uống.

2.2. Đau bụng nổi cục do co thắt dạ dày, ruột

Hoa lăng tiêu 60g, đương quy 30g, nghệ đen 30g. Tất cả sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.

2.3. Chảy máu cam

Hoa lăng tiêu rửa thật sạch nghiền nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ mũi.

2.4. Trứng cá đỏ

Hoa lăng tiêu, mật đà tăng lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, bôi vào nơi tổn thương hoặc dùng hoa lăng tiêu 9g, chi tử 9g tán bột uống hàng ngày.

2.5. Bế kinh

Hoa lăng tiêu khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước cơm ấm hoặc hoa lăng tiêu 12g sắc kỹ lấy nước bỏ bã, hòa thêm 12g a giao nướng phồng, uống cùng một chút rượu vang.

2.6. Mề đay

Hoa lăng tiêu 9g sắc uống và 30g nấu nước ngâm rửa.

2.7 Eczema

Hoa lăng tiêu khô tán bột, trộn với một chút phèn phi, rắc lên tổn thương.

2.8. Nấm da

Hoa lăng tiêu tươi 60g, rễ tươi 30g, lá tươi 15g. Tất cả giã nát đắp lên tổn thương.

2.9. Kinh nguyệt không đều

Hoa lăng tiêu 9g, hoa hồng 9g, ích mẫu thảo 15g, đan sâm 15g, hồng hoa 6g, sắc uống.

2.10. Rong kinh

Hoa lăng tiêu khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 3-6g với nước ấm hoặc rượu nhạt.

2.11. Viêm loét âm đạo

Hoa lăng tiêu lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa.

2.12. Viêm dạ dày ruột cấp tính

Rễ lăng tiêu 30g, gừng tươi 3 lát, sắc uống hàng ngày.

2.13. Ly cấp tính, viêm gan vàng da

Rễ và lá lăng tiêu đều 15g, sắc uống.

2.14. Rắn cắn

Rễ lăng tiêu tươi 125g sắc với rượu uống. Bên ngoài dùng rễ tươi giã nát đắp vào vết cắn.

2.15. Bỏng

Rễ lăng tiêu lượng vừa đủ, mài với nước thành dạng hồ rồi đắp vào tổn thương, mỗi ngày 3-4 lần.

2.16. Khí hư

Rễ lăng tiêu tươi 30g, đại kế tươi 15g, trứng gà 1 quả, sắc kỹ, uống nước ăn trứng.

2.17. Trẻ em đi lỏng

Rễ hoặc lá lăng tiêu tươi 9-15g, vỏ gừng 1,5g, sắc uống.

2.18. Viêm khớp

Dùng 1 trong 4 bài thuốc sau:

Bài 1: Rễ lăng tiêu tươi 30g, ngũ gia bì tươi 30g, ngưu tất 9g, quế chi 9g, sắc uống.

Bài 2: Rễ lăng tiêu 9-15g, sắc kỹ hòa với đường đỏ và một chút rượu rồi uống.

Bài 3: Hoa lăng tiêu 9-30g, sắc uống.

Bài 4: Rễ lăng tiêu 500g ngâm với 2,5 lít rượu, sau 20 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

2.19. Tổn thương do trật đả (té ngã)

Rễ lăng tiêu tươi 60g sắc kỹ, hòa một chút dấm chua rồi chia uống 2 lần trong ngày.

2.20. Gãy xương

Vỏ rễ lăng tiêu tươi và vỏ rễ thanh táo (tiếp cốt thảo nam) lượng bằng nhau, giã nát, sao nóng với rượu, để nguội bớt rồi bó vào chỗ xương gãy.

2.21. Bong gân

Dùng lá hoặc hoa lăng tiêu tươi 2 phần, tôm đồng tươi 1 phần. Hai thứ giã nát, sao nóng, đắp vào nơi tổn thương.

Lưu ý: Những người có thể chất suy nhược, khí huyết hư yếu và phụ nữ có thai không được dùng

What's your reaction?

Facebook Conversations