views
Thông tin hình ảnh mô tả cây
Tên khác: Mạch môn đông, Tóc tiên, Xà thảo lá dài
Tên khoa học: Ophiopogon sp.
Họ: Mạch môn đông (Convallariaceae)
Xem thêm tại: Cây dược liệu cây Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f) Ker ...
Mẫu thu hái tại: Tuy Hòa - Phú Yên, ngày 01 tháng 06 năm 2009
Số hiệu mẫu: MM 0106
Thân cỏ nhiều năm mọc thành bụi, cao khoảng 40 cm, rễ chùm, có những chỗ phát triển thành củ hình trụ, dài khoảng 1,5-2 cm, đường kính khoảng 0,6-0,9 mm, bề mặt lát cắt màu trắng, hơi trong, có lõi hẹp, mùi đặc biệt. Thân trên mặt đất ngắn. Lá hình dải hẹp, mọc chụm dưới đất, xếp thành 2 dãy, dài 50-60 cm, rộng 0,8 cm, nhẵn, gốc có bẹ to có màng bao màu trắng ôm các bẹ lá bên trong, đầu nhọn, gân lá song song, nổi rất rõ ở mặt dưới, mặt trên xanh lục sẫm, mặt dưới trắng nhạt, mép lá bén nhọn. Từ gốc lên ngọn, lá rộng dần và dẹp dần, màu cũng đậm hơn.
Thời điểm thu hái cây không có hoa do đó chúng tôi chưa xác định được loài.
Tieu bản:
Đặc điểm giải phẫu:
Rễ củ: Tầng lông hút có lông hút đơn bào. Tầng suberoid gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau, vách tẩm suberin. Mô mềm vỏ rất rộng, tế bào ở phía ngoài hình tròn hay đa giác, tế bào ở phía trong hình bầu dục theo hướng xuyên tâm; rải rác có bó tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ hoặc lớn (hiếm gặp hơn). Nội bì hình chữ U, trụ bì gồm 1-2 lớp tế bào, hóa mô cứng rải rác. Các bó gỗ cấp 1 phân hóa hướng tâm, xếp xen kẽ với bó libe cấp 1. Vùng mô mềm ruột hẹp gồm các tế bào có vách mỏng, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ. Mạch hậu mộc nhỏ trong vùng mô mềm tủy bị hóa mô cứng.
Thân: Cấu tạo từ nhiều bẹ lá già bao lấy các bẹ lá non hơn. Mỗi bẹ lá già có một phần rộng ở giữa mang các bó mạch, hai đầu hẹp dần cuối cùng chỉ còn 2 lớp biểu bì nằm sát và xen kẽ nhau tạo thành màng mỏng. Tại phần mang bó mạch, dưới biểu bì là các tế bào vách rất dày có xu hướng phát triển thành mô cứng hoặc sợi, mô mềm vỏ khuyết gồm các tế bào tròn, vách mỏng. Các bó dẫn không đều nhau, libe hình nón chồng lên gỗ, các bó lớn có mô cứng bao xung quanh. Các bẹ lá non hơn chưa có màng, cấu tạo giống bẹ già nhưng các tế bào xung quanh bó mạch vẫn chưa tẩm chất gỗ, các tế bào mô mềm vỏ tạo các khuyết rộng hơn. Tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành bó trong tế bào mô mềm vỏ.
Lá: Có tiết diện tam giác ở gần gốc, phía trên hẹp dần.
Đoạn từ gốc lá đến 1/2 chiều dài lá phẳng ở mặt trên và lồi ở mặt dưới. Biểu bì có cutin lồi, phía dưới biểu bì có 3-6 lớp tế bào màng rất dày, vách vẫn còn cellulose có xu hướng phát triển thành sợi. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình tròn, nhỏ, càng vào bên trong càng lớn, dẹp, hình đa giác. Trong vùng mô mềm có khoảng 5-8 bó gỗ không đều, hình dạng và cấu tạo như ở thân. Tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành bó trong vùng mô mềm.
Biểu bì lá: Biểu bì trên là những tế bào hình chữ nhật xếp song song với nhau, không thấy lỗ khí. Biểu bì dưới có nhiều lỗ khí kiểu lớp 1 lá mầm và bao bọc bởi cutin lồi.
Đặc điểm bột dược liệu:
Bột rễ củ màu vàng, vị ngọt. Thành phần gồm: mảnh bần, tế bào hình đa giác vách dày hay hình chữ nhật xếp xuyên tâm; mảnh suberoid, tế bào hình đa giác xếp lộn xộn; mảnh mô mềm tế bào có màng mỏng, hình tròn hoặc đa giác; tinh thể calci oxalat hình kim dài 40-60 µm, rộng 2-3 µm, riêng rẽ hay xếp thành từng bó; lông hút đơn bào; tế bào mô cứng hình chữ nhật có vách dày, khoang còn rộng, ống trao đổi rõ, thường xếp thành từng đám; đám tế bào mô cứng của vùng mô mềm tủy hình đa giác, khá đều nhau; các mảnh mạch mạng, mạch điểm.
Bộ phận dùng:
Rễ củ (Radix Ophiopogonis japonici) đã phơi hay sấy khô.
Thu hái và chế biến:
Thu hoạch vào mùa hạ rễ củ của cây 2-3 năm tuổi, rửa sạch, loại bỏ rễ tua; rễ củ nhỏ để nguyên, rễ củ to bổ đôi theo chiều dọc, ủ mềm, đập dẹt, rút bỏ lõi, phơi nắng nhiều lần cho gần khô (khô khoảng 70-80%) hay sấy nhẹ đến khô. Sao cách cát.
Thành phần hóa học:
5 glucosid đã được phân lập từ rễ củ, 3 chất đầu khi thủy phân thu được diosgenin, ở chất thứ tư, genin là ruscogenin, còn chất thứ năm cho choophiogenin. Ngoài ra, còn có stigmasterol, β-sitosterol, β-D-glucosid, các hợp chất polysaccarid, tinh dầu và các thành phần như β-patchoulen, longifolen, cyperen, α-humulen, guajol, jasmolelon.
Tác dụng dược lý - Công dụng:
Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với cả giai đoạn cấp tính và bán mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng gây thu teo tuyến ức với mức độ yếu. Tác dụng ức chế tương đối khá trên phế cầu và yếu hơn trên sự phát triển của các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis. Rễ củ dùng chữa ho khan, viêm họng, lao phổi, nóng âm ỉ về chiều, sốt cao, khát nước, thổ huyết, hen phế quản, khó ngủ. Còn dùng để lợi tiểu và lợi sữa, điều hòa nhịp tim khỏi hồi hộp, táo bón, lở ngứa. Ngày dùng 6-20 g, dạng thuốc sắc.
Tham khảo thêm: Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Một số hình ảnh cây Mạch môn
Bài thuốc chữa bệnh ho, khó thở, ho lâu ngày: Mạch môn đông 16g, bán hạ 8g, đảng sâm 4g, cam thảo 4g, gạo nếp sao vàng 4g, đại táo 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).
Chú thích: ngoài rễ của cây mạch môn đông, ta còn dùng rễ củ phơi khô của cây tóc tiên Liriope spicata Lour cùng họ.
Đó là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ ngắn, dày, rễ chùm, lá hẹp dài mọc từ gốc, dài 30cm, rộng 4 - 7mm cọng mang ho thường ngắn hơn lá, hoa màu hơi tím, hợp thành xim 3 - 5 hoa.
Quả mọng, màu xanh tím. Cùng một công dụng nhưng hiệu lực không bằng. (Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) của GS. ĐỖ TẤT LỢI
Bài thuốc: Chữa táo bón: Mạch môn: 12g; Sinh địa: 12g; Huyền sâm: 8g. Sắc với 400ml nước, lấy 200ml; chia 3 lần/ ngày; uống trước bữa ăn từ 20-30 phút.
3. Phối hợp với Bán hạ, Đẳng sâm trị lao phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm họng mạn, có hội chứng phế âm hư, ho khan, ho kéo dài…
4. Phối hợp với Nhân sâm, Ngũ vị tử: trị suy tim có chứng hư thoát ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh huyết áp hạ…
Quả Mạch môn
Tác dụng chữa bệnh của mạch môn theo y học hiện đại
Các nghiên cứu về mạch môn đã cho thấy nó có đặc tính hạ sốt, chống ho, long đờm, lợi tiểu, trợ tim… Nó cũng đã được báo cáo là làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số trích dẫn từ các nghiên cứu về mạch môn:
1. Tác dụng chống viêm
Đại học Ma cao (Trung Quốc) + Đại học Leiden (Hà lan) – 2016: Các thành phần chính của Mạch môn bao gồm saponin steroid, homoisoflavonoid và polysaccharid, thể hiện các hoạt tính dược lý khác nhau, chẳng hạn như bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, giảm ho, kháng khuẩn và chống tiểu đường.
Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc 2020: Mạch môn được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm mãn tính và tim mạch.
Đại học Trung y Quảng Châu 2017: Các nghiên cứu trước đây cho thấy mạch môn chứa các hợp chất có hoạt tính chống viêm trong đó có 4′-O-Demethylophiopogonanone E ức chế sự phosphoryl hóa ERK1/2 và JNK trong các con đường tín hiệu MAPK để giảm sản xuất NO và cytokine gây viêm. Mạch môn có thể được coi là một nguồn thuốc điều trị tiềm năng cho các bệnh viêm nhiễm.
2. Tác điều điều trị các bệnh lý tim mạch
Mạch môn dùng để chữa bệnh tim mạch bao gồm cả bệnh huyết khối trong hàng ngàn năm.
Xơ vữa động mạch:
Xơ vữa động mạch là một bệnh mãn tính và là một quá trình bệnh lý quan trọng liên quan đến nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Rối loạn chức năng nội mô, tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu và hoạt hóa bạch cầu trung tính có liên quan đến sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Mạch môn làm giảm mức độ của phân tử kết dính gian bào và phân tử kết dính tế bào mạch máu, tác dụng bảo vệ của nó chống lại tổn thương oxy hóa của nội mô và rối loạn chức năng nội mô. Bên cạnh đó mạch môn cũng ức chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu mật độ thấp do lipoprotein bị oxy hóa. Một nghiên cứu của Đại học Quốc tế Kobe (2019) phát hiên tác dụng bảo vệ tim mạch của chiết xuất saponin steroid từ mạch môn chống lại bệnh suy tim mạn tính thông qua cải thiện tình trạng stress oxy hóa và viêm.
Thiếu máu cơ tim
Mạch môn được phát hiện có một hoạt động chống thiếu máu cục bộ cơ tim duy nhất thông qua
1) bảo vệ tế bào cơ tim khỏi bị hư hại bằng cách ức chế sản xuất các gốc tự do gây ra bởi thiếu máu cục bộ cơ tim và loại bỏ các gốc oxy và
2) thúc đẩy sự hình thành các vi mạch trong vùng thiếu máu cục bộ.
Một nghiên cứu của Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thượng Hải 2009: Ophiopogon japonicus polysaccharide (FOJ-5) có tác dụng chống thiếu máu cục bộ cơ tim
Rối loạn nhịp tim:
Đại học Khoa học Y tế Tây Trung Quốc: Mạch môn có thể ngăn chặn hoặc loại bỏ những rối loạn nhịp tim.
3. Tiểu đường
Mạch môn không chỉ đường dùng trong các bài thuốc chữa tiểu đường như Sinh mạch tán, Mạch vị địa hoàng hoàn..
Một số nghiên cứu của y học hiện đại chứng minh công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường của mạch môn
Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thượng Hải: β-d-fructan hòa tan trong nước (MDG-1) có trong mạch môn làm giảm tình trạng tăng đường huyết, tăng insulin máu và tăng lipid máu. MDG-1 là một hợp chất chống tiểu đường đầy hứa hẹn sẽ hữu ích cho việc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2.
Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thượng Hải: MDG-1 có tác dụng hạ đường huyết cấp tính và lâu dài, giảm đề kháng insulin. Đồng thời nó có tác dụng giảm tăng trọng cơ thể và trọng lượng mỡ dưới da.
Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thượng Hải: MDG-1 có thể làm giảm bớt sự giãn nở trung bì cầu thận và xơ hóa mô kẽ ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Mạch môn nên được đề xuất dùng trong các trường hợp dự phòng và điều trị biến chứng thận ở người tiểu đường
Mạch môn cũng được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tái tạo các tế bào cần thiết trong đảo tụy của Langerhans, nó cũng được coi là hữu ích trong việc điều trị sự mất cân bằng chất lỏng do bệnh tiểu đường gây ra, rất hiệu quả trong điều trị chứng khát nước và đi tiểu nhiều của tiểu đường.
4. Một số tác dụng khác của mạch môn
Mạch môn là một chất khử trùng đặc biệt hữu ích trong việc chữa lành vết loét miệng.
Chất an thần của nó giúp giảm chứng mất ngủ , tim đập nhanh, lo lắng và ít nghỉ ngơi. Nó tương tự như nhiều loại thuốc an thần hóa học được sử dụng trong y học phương Tây ở chỗ nó làm giảm co thắt cơ.
Ophiopogon cũng làm ẩm màng nhầy của cơ thể bằng cách kích thích sản xuất chất lỏng niêm mạc. Giữ ẩm cho phổi làm giảm ho. Trong ruột, tăng mức độ ẩm giúp cải thiện quá trình đào thải. Do những phẩm chất này, ophiopogon được sử dụng trong các công thức để điều trị táo bón , khô họng và viêm phế quản khô mãn tính.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations