views
11 bài thuốc trị bệnh từ cây ổi
1. Ổi chữa đau bụng đi ngoài
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, quả ổi còn xanh thì chát có tính gây táo bón và có thể dùng chữa đi ngoài lỏng. Khi chín, quả ổi có tác dụng nhuận. Người ta ăn ổi chín hoặc chế thành mứt đóng hộp.
Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài, kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngày dùng 15-20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác như chè, gừng…
Vỏ rễ và vỏ thân cũng được dùng để chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét. Uống trong người ta dùng với liều 15g sắc với 200ml nước, nấu cạn còn chừng 100ml.
2. Chữa tiêu chảy cấp
Theo Lương y Đình Thuấn, búp ổi hoặc vỏ rộp ổi (vỏ thân cây ổi) 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g. Sắc đặc uống.
Hoặc búp ổi 12g, vỏ rộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống một lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, ngày 2-3 lần.
3. Tiêu chảy do hàn
Búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ. Hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g. Sắc uống.
4. Tiêu chảy do nhiệt
Vỏ rộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng. Tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.
Hoặc vỏ rộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g. Sắc đặc uống nóng.
5. Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu
Lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g. Tất cả sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.
6. Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính
Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, ngày 2 lần.
Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít. Tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống.
Hoặc quả ổi, xích địa lợi (thồm lồm) và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g. Sắc uống.
7. Chữa lỵ mạn tính
Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống.
Hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống.
8. Chữa lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính
Lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g. Tất cả sắc với 1.000ml nước còn 500ml, ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
9. Đái tháo đường
Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày.
Hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hàng ngày.
10. Ðau răng
Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
11. Mụn nhọt mới lên
Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
Kiêng kỵ: Người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu không nên dùng.
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thủng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết...
Các bài thuốc dân gian từ cây ổi được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi...
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng "dọn dẹp" hệ hô hấp. Thịt của quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi; giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa các bệnh về da tốt hơn bất cứ loại mĩ phẩm nào nhờ tính chất làm se của trái ổi và lá ổi.
Theo caythuocvithuoc.com (Ydhvn tổng hợp)
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations