views
1. Đặc điểm và công dụng của rau cải dại
Rau cải dại, tên khác là tề thái, địa mễ thái, cỏ tâm giác, tên khoa học là Capsella bursa pastoris (L.) Medic.,thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae)..
Rau cải dại màu xanh lục, có thân gầy nhỏ, có lông mịn, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cao từ 20-40cm. Lá phía gốc mọc sát mặt đất thành hoa thị, cuống ngắn hoặc không cuống; phiến lá xẻ thành nhiều răng cưa thô to, trên phiến lá có lông nhỏ. Lá phía trên không có cuống, ôm lấy thân cây, mép có răng cưa hoặc nguyên hay hơi cắt sâu. Hoa nhỏ 4 cánh màu trắng, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá.
Đầu xuân nở hoa, nhổ toàn cây lên, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô.
Theo Đông y: Rau cải dại có vị ngọt nhẹ, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng hòa vị, lợi thủy, chỉ huyết, minh mục. Dùng trong trường hợp tiểu rắt, tiểu đục, thổ huyết, tiện huyết, băng huyết, mắt sưng đỏ đau, tử cung xuất huyết, khái huyết, kinh nguyệt quá nhiều…
Trong Bản thảo cương mục ghi: Rau cải dại có khả năng lợi gan, hòa trung, lợi ngũ tạng, rễ dùng chữa đau mắt, làm sáng mắt, ích dạ dày, rễ và lá đốt thành than chữa xích bạch lỵ; hạt minh mục (làm sáng mắt) chữa đau mắt, thong manh, bổ ngũ tạng, chữa lỵ lâu ngày.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Trong cây có axit fumaric và nhiều muối kaki, ngoài ra trong rau cải dại còn có cholin với vitamin K.
Rau cải dại có một số tác dụng chủ yếu, như hạ huyết áp; giãn huyết quản, tăng lượng máu qua động mạch vành; Cao lỏng rau cải dại có tác dụng trên tử cung cô lập gây co bóp rõ rệt; axit bursic có tác dụng cầm máu, hạ nhiệt; hưng phấn hô hấp, làm lành vết loét, lợi niệu. Ngoài ra, rau cải dại còn có thể chống động kinh và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh.
2. Một số bài thuốc chữa rất nhiều bệnh hiêu quả nhờ cây rau cải dại
Hỗ trợ điều trị ho ra máu:
Rau cải dại tươi 60g; sắc nước uống thay trà.
Hố trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, đau đầu, xuất huyết đáy mắt:
Rau cải dại khô 30g, sắc nước uống thay trà hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị lao thận:
Rau cải dại tươi 60g, khô 30g, nước 400ml sắc còn 200ml; đập 1 quả trứng gà vào, đun lại cho chín; ăn trứng uống nước thuốc.
Hỗ trợ điều trị toàn thân phù thũng, đau tức ngực:
Rau cải dại khô 30g, đại táo 12g, sắc nước uống thay trà.
Các trường hợp kinh nguyệt quá nhiều:
Dùng bài: Rau cải dại khô 40g, nước 200ml, sắc còn 100ml; chia 3 lần uống trong ngày.
Các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 30g, thịt lợn nạc 120g; nấu canh ăn.
Các trường hợp sản hậu xuất huyết:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 30g; sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa lỵ lâu ngày:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g, khô 30g; sắc nước, thêm đường đỏ, chia uống trong ngày.
Các trường hợp nội thương thổ huyết:
Dùng bài: Rau cải dại khô 30g, đại táo 12g; sắc nước uống.
Giúp lợi niệu, trị tiểu đục, đái ra dưỡng chấp:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 40g, khô 20g, sắc nước uống; Dùng liên tục trong 20 - 30 ngày; hoặc có thể dùng cao lỏng cải dại mỗi lần 3ml, ngày 2 lần.
Dự phòng dịch viêm não:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g: sắc nước uống. Uống cách nhật hoặc sắc uống 2 - 3 lần/tuần; dùng liền 3 tuần.
Dự phòng bệnh sởi:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 100g, bạch thái căn 200g; sắc nước uống. Chia 2 - 3 lần, uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Chữa trẻ lên sởi hỏa thịnh:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g, ngó sen 30g; sắc nước uống. Chia 2 - 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
3. Cây RAU CẢI DẠI Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) của GS. ĐỖ TẤT LỢi
Cây tề thái còn gọi là tề, tề thái hoa, địa mễ thái.
Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic.
Thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae).
Tề thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bursae pastoris) là toàn cây tề thái phơi hay sấy khô.
Mô tả cây
Cây mọc hàng năm hay 2 năm. Thân gầy nhỏ, màu xanh lục nhạt có lông mịn, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cao từ 20 - 40cm. Lá phía gốc mọc sát mặt đất thành hoa thị, cuống ngắn hoặc không cuống, phiến lá xẻ thành nhiều răng cưa thô to, trên phiến lá có lông nhỏ. Lá phía trên không có cuống, ôm lấy thân cây, mép có răng cưa hoặc nguyên hay hơi cắt sâu. Hoa mọc thành chùm ngắn ở đầu cành hay kẻ lá. Hoa nhỏ màu trắng. Đầu xuân nở hoa 4 cánh 4 lá đài xếp thành hình chữa thập. Nhị 4. Bầu thượng 2 ngăn. Quả hình tim ngược dẹt giống cái túi người chăn cừu bên châu Âu, do đó có tên Bursa là túi, pasoris có nghĩa là người chăn cừu.
Phân bố thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Sapa (Lào Cai), Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Nội, thường thấy trên các bãi hoang.
Tại các nước khác như Liên Xô cũ, Trung Quốc, Pháp và một số nước châu Âu đều có mọc thu hoạch vào mùa hạ (từ ngày lập hạ đến hạ chí theo nông lịch). Nhổ toàn cây lên, cắt bỏ rễ phơi khô.
Tại Liên Xô công nhận tề thái là vị thuốc được dùng chính thức với những tiêu chuẩn sau đây: độ ẩm không quá 13%, tro toàn bộ không quá 10%, tro không tan trong HCL không quá 2%, tạp chất hữu cơ lẫn vào không quá 2%, thân còn cả rễ không quá 2%.
Công dụng và liều dùng
Đông y và Tây đều dùng tề thái làm thuốc cầm máu, chữa sốt, lợi tiểu, dùng trong những trường hợp ruột, tử cung xuất huyết, khái huyết, kinh nguyệt quá nhiều.
Trong Bản thảo cương mục ghi rằng: tề thái có khả năng lợi gan, hòa trung, lợi ngũ tạng, rễ dùng chữa đau mắt, làm sáng mắt, ích dạ dày, rễ và lá đồt thành than chữa xích bạch lỵ, hạt minh mục (làm sáng mắt), chữa đau mắt, thong manh, bổ ngũ tạng, chữa lỵ lâu ngày.
Gần đây nhân dân Trung Quốc dùng chữa có kết quả bệnh đi tiểu đục.
Ngày dùng 6 -12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng cao lỏng mỗi lần 1 - 3ml, ngày 3 lần, hoặc cồn 1/10 ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 15ml.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations