menu
Cây Tía tô rừng, Phong diệu yếu - Orthosiphon marmoritis (Hance) Dunn
Cây Tía tô rừng, Phong diệu yếu - Orthosiphon marmoritis (Hance) Dunn
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Tía tô rừng Dân gian dùng toàn cây nấu nước xông chữa đau mắt (Viện Dược liệu). Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cây được dùng trị lở loét miệng và rắn cắn.

1. Hình ảnh cây Tía tô rừng

Hình ảnh cây Tía tô rừng

Tên Khoa học: Orthosiphon marmoritis (hance) Dunn

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Râu mèo có vằn; Phong diệu yến; Tía tô rừng

Tên khác: Plectranthus marmoritis Hance; Orthosiphon sinensisi Hemsl.;

2. Tía tô rừng, Phong diệu yếu - Orthosiphon marmoritis (Hance) Dunn, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo lưu niên cao 0,5-0,6m; thân vuông. Lá có phiến xoan rộng, mép có răng to, có lông ở mặt dưới, cuống 2-2,5cm. Chùm hoa ở ngọn; mỗi vòng có 6 hoa; đài hoa màu tím nhạt, môi trên to; tràng tím, ống và thùy có lông mịn môi trên to, 3 thùy; nhị thò dài. Quả bế xoan, vàng sậm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Orthosiphonis Marmoritis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới và Ôxtrâylia. Cây mọc hoang ở vùng Tương Dương (Nghệ An). Cũng được trồng làm cảnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng toàn cây nấu nước xông chữa đau mắt (Viện Dược liệu).

Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cây được dùng trị lở loét miệng và rắn cắn.

What's your reaction?

Facebook Conversations