views
HẠ ACID URIC MÁU BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Tăng acid uric máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa thường gặp chiếm tỉ lệ 2,6-47,2% ở các dân số khác nhau, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng theo độ tuổi và ở các nước đang phát triển.
Tăng acid uric máu mãn tính có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như sỏi thận, suy thận, viêm mạch máu, viêm màng ngoài tim, Gout và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác… Nặng hơn có thể gây tử vong do suy thận hay do tai biến mạch máu.
Tăng acid uric trong 5 năm liên tục có tỉ lệ bị bệnh Gout lên đến 22%. Bệnh có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bện nhân.
Tăng acid uric thường diễn tiến mạn tính, dễ tái phát, cần điều trị kéo dài. Việc lựa chọn một thuốc hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài là hết sức cần thiết.
Điều trị tăng acid uric hiện nay có 2 nhóm thuốc chính là nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric và tăng đào thải acid uric. Nhóm ức chế tổng hợp acid uric với thuốc đại diện là allopurinol, tuy nhiên khi sử dụng allopurinol chỉ có 21%-22% đạt được mục tiêu điều trị và khoảng 5% trường hợp gặp phản ứng tăng cảm với thuốc, phản ứng này tuy hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong lên đến 20%-30%.
Trong Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc và vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng giảm acid uric máu như: Khổ phục thang, Diệp hạ châu, Râu mèo, Nghệ vàng, Hy thiêm thảo, lá sa kê, Đại bi…
Diệp hạ châu, Râu mèo là những dược liệu có giá thành thấp, dễ kiếm, dễ trồng tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hiệu quả hạ acid uric máu của Diệp hạ châu kết hợp với Râu mèo thông qua cơ chế ức chế enzym xanthin oxidase và cơ chế tăng thải acid uric.
Xem chi tiết cây thuốc: Cây dược liệu cây Chó đẻ dáng đẹp, Diệp hạ châu dẹp - Phyllanthus pulcher Wall ex Muell- Arg
Nhóm nghiên cứu gồm GS.TS. Nguyễn Minh Đức, PGS.TS Nguyễn Phương Dung, ThS. Lê Thị Lan Phương, BS.CKII. Đỗ Tân Khoa đã tìm ra công thức phối hợp tối ưu giữa Diệp hạ châu và Râu mèo làm tăng hiệu quả hạ acid uric máu tốt nhất, đã nhận được giải nhì trong cuộc thi “Giải thưởng sáng tạo Tp.HCM” và Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tp.HCM.
Dựa trên cơ sở đó, Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM định hướng sẽ phối hợp với nhóm nghiên cứu và các cơ quan liên quan để bào chế và phát triển chế phẩm từ 2 loại dược liệu này, nhằm bổ sung một chế phẩm từ dược liệu sẵn có tại Việt Nam điều trị tăng acid uric máu góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Xem chi tiết cây thuốc: Cây dược liệu cây Râu mèo - Orthosiphon stamineus
Tác giả: ThS.BS. Bùi Tiến Thành, BS.CKII. Đỗ Tân Khoa
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations