views
1. Huyệt Đản trung
Vị trí huyệt: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường đi qua 2 núm vú (nam giới) hay đường đi ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (nữ giới).
Huyệt vị này có công dụng khoan hung lý khí, thông nhũ định tâm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau ngực, hen suyễn, ho, khó thở, nấc, sản phụ thiếu sữa... Các nhà châm cứu Trung Quốc đã thu được những kết quả khả quan khi sử dụng độc huyệt đản trung để trị liệu hen phế quản, ho, viêm họng...
Thực hiện: Dùng ngón cái bàn tay phải day ấn huyệt đản trung trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức tại vùng huyệt là được.
2. Huyệt Phế du
Vị trí huyệt: Bắt chéo bàn tay vòng qua cổ sang phía lưng đối diện, huyệt nằm ở đầu ngón tay giữa cách đường trục giữa cột sống lưng 1,5 thốn (xem hình).
Huyệt vị này có công dụng tuyên phế bình suyễn, hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt lý khí, thường được dùng để chữa các chứng bệnh đường hô hấp như hen phế quản, khái huyết, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng.
Thực hiện: Dùng ngón tay giữa day ấn huyệt phế du trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được.
3. Huyệt Đại chùy
Vị trí huyệt: Ngồi hơi cúi đầu, quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm ở ngay dưới u xương này
Đây là huyệt hội của 6 đường kinh dương và mạch Đốc, có công dụng làm thông dương khí toàn thân, thanh nhiệt giải độc, giải biểu tán tà rất tốt, thường được dùng trong các đơn huyệt chữa các bệnh thuộc đường hô hấp.
Thực hiện: Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt đại chùy trong 2 phút sao cho đạt cảm giác nóng lên tại vùng huyệt là được..
4. Huyệt thận du
Vị trí huyệt: Sờ hai bên mạn sườn xác định hai mào chậu, từ đây kẻ một đường ngang cắt qua cột sống ở đâu thì đó là mỏm gai đốt sống thắt lưng 4, lần ngược lên trên để tìm mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2, huyệt thận du nằm ở hai bên mỏm gai này, cách đường trục giữa cột sống 1,5 thốn.
Huyệt này có công dụng kiện tỳ hòa vị, lợi khí hóa đàm.
Thực hiện: Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt thận du chừng 1 phút sao cho đạt cảm giác tê tức là được.
5. Huyệt Liệt khuyết
Vị trí huyệt: Ở chỗ đầu dưới xương quay nối với thân xương, trên khớp cổ tay 1,5 thốn hoặc lấy hai bàn tay để khe ngón cái và ngón trỏ bắt chéo nhau, đầu ngón tay trỏ một tay đặt lên đầu xương cạnh cổ tay của tay kia, chỗ đầu ngón tay là huyệt.
Huyệt này có công dụng tuyên phế tán tà, thông điều kinh mạch, thường được dùng để chữa các chứng bệnh đường hô hấp như họ, đau ngực, đau họng, viêm mũi cấp và mạn tính.
Thực hiện: Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt liệt khuyết bên đối diện trong 2 phút sao cho tại chỗ có cảm giác căng tức là được.
6. Huyệt Phong long
Vị trí huyệt: Ở trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá ngoài 8 thốn, trong khe của cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn (vểnh bàn chân, xoay bàn chân ra ngoài cho rõ khe cơ).
Đây là huyệt vị có công dụng hóa đàm định suyễn, hòa vị giáng nghịch, định thần thông tiện, thường được dùng để chữa các chứng bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng...
Thực hiện: Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt phong long sao cho đạt cảm giác căng tức là được.
7. Huyệt Côn lôn
Vị trí huyệt: Xác định chỗ cao nhất của mắt cá ngoài chân và bờ ngoài gân gót chân, huyệt ở chỗ lõm giữa hai vị trí này.
Đây là một huyệt thường dùng để chữa viêm họng mạn tính theo kinh nghiệm của các nhà châm cứu Trung Quốc.
Thực hiện: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt côn lôn trong phút sao cho tại vùng huyệt nóng lên là được.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations