menu
Cây dược liệu cây Dây vác rừng, Mùi tử qua - Tetrastigma harmandii Planch
Cây dược liệu cây Dây vác rừng, Mùi tử qua - Tetrastigma harmandii Planch
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Dây vác rừng Lá nhai đắp chữa rắn cắn. Người ta dùng thân dây làm dây cột, nhưng không bao giờ dùng lá để ăn vì sẽ gây ngứa ở miệng.
Dây vác rừng, Mùi tử qua - Tetrastigma harmandii

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Dây vác rừng

Dây vác rừng, Mùi tử qua - Tetrastigma harmandii Planch., thuộc họ Nho - Vitaceae.

Mô tả: Dây leo, thân dẹp; nhánh dẹp dẹp; tua cuốn đơn. Lá mang 3-5 lá chét không lông, mặt dưới mốc mốc; gân phụ tới 10 cặp. Cụm hoa cao 2-4cm, có lông; hoa đơn tính; cánh hoa dài 2-3mm; nhị 4. Quả mọng tròn tròn, to 1,2cm; hột 2, dẹp dẹp.

Hoa tháng 3, quả tháng 12.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Tetrastigmae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng rậm từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên-Huế cho tới Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai (Biên Hoà) và Kiên Giang (Phú Quốc). Còn phân bố ở Campuchia, Lào.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá nhai đắp chữa rắn cắn. Người ta dùng thân dây làm dây cột, nhưng không bao giờ dùng lá để ăn vì sẽ gây ngứa ở miệng.

What's your reaction?

Facebook Conversations