menu
Cây dược liệu cây Hồng bì, Hoàng bì, Quất hồng bì, Nhâm - Clausena lansium (Lour.) Skeels
Cây dược liệu cây Hồng bì, Hoàng bì, Quất hồng bì, Nhâm - Clausena lansium (Lour.) Skeels
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, Lá có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù. Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm kích thích tiêu hoá và ngừng nôn mửa.

1. Cây Hồng bì, Hoàng bì, Quất hồng bì, Nhâm - Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Cây Hồng bì, Hoàng bì, Quất hồng bì, Nhâm - Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ Cam - Rutaceae. Hình ảnh cây hồng bì, quả hồng bì

Hồng bì, hay còn gọi là giổi, hoàng bì, quất bì, quất hồng bì (Tên khoa học: Clausena lansium) là loài cây mộc cho trái, thường dùng làm vị thuốc.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu hồng bì

Mô tả: Cây nhỡ cao 3-4 (-12)m thường xanh. Cành non bị ráp, sau sần sùi vì có nhiều tuyến. Lá kép mọc so le, gồm 5-1 lá chét hình trái xoan, lá chét cuối hình trứng, đầu nhọn, gỗ hơi lệch, mép nguyên hay hơi khía tai bèo, có nhiều điểm tuyến chứa dầu. Hoa trắng mọc thành chuỳ thưa ở ngọn. Quả hình cầu, màu vàng, có 1-2 ô; chứa một hạt to.

Cây ra hoa vào tháng 4-5, có quả tháng 6-8.  

Bộ phận dùng: Rễ lá, quả và hạt - Radix, Folium, Fructus et Semen Clausenae Lansii.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh. Cũng được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để lấy quả ăn. Thu hái rễ, lá quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, thu hái quả cả vỏ khi quả chín, hoặc dùng hạt và phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù. Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm kích thích tiêu hoá và ngừng nôn mửa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

- Lá dùng trị: 1. Cảm mạo, nhiễm lạnh và sốt; 

2. Viêm não màng não truyền nhiễm; 

3. Sốt rét.

- Rễ và hạt dùng trị: 

1. Đau dạ dày, đau thượng vị, đau thoát vị, đau bụng kinh; 

2. Thấp khớp đau nhức xương.

- Quả dùng trị: 

1. Tiêu hoá kém; 

2. Ho nhiều. 

Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gầu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp.

Đơn thuốc:

1. Chữa cảm mạo, sốt ho và sốt rét: Dùng lá Hồng bì 15-30g sắc uống.

2. Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt Hồng bì phơi khô tán nhỏ uống mỗi lần 6-10g (có thể 12-290g), ngày uống 2-3 lần.

3. Chữa đau tức dưới tim và giun đũa chòi lên: Dùng quả Hồng bì nhai cả vỏ, nuốt ăn.

4. Chữa ho cảm: Dùng quả Hồng bì bổ đôi hấp với đường hoặc dùng 40g rễ sắc nước uống.

What's your reaction?

Facebook Conversations