menu
Cây dược liệu cây Lanh - Linum usitatissimum L
Cây dược liệu cây Lanh - Linum usitatissimum L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, dược liệu Lanh Có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận táo, khư phong, lợi tiểu. Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông. Ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho, hen suyễn, viêm dạ dày, táo bón, sởi, chốc lở, áp xe. Có thể sắc nước uống hoặc nhai hạt và nuốt nước. Dùng ngoài lấy hạt giã đắp hoặc nấu nước rửa.

Hình ảnh hoa, cây Lanh

Hình ảnh hoa, cây Lanh

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Lanh

Lanh - Linum usitatissimum L., thuộc họ Lanh - Linaceae.

Mô tả: cây thảo sống hằng năm, cao 40-70cm, nhẵn, chỉ phân nhánh ở phần trên. Lá mọc so le, hình ngọn giáo, dài 1-3cm. rộng 0,3cm, có ba gân. Hoa thường mọc riêng lẻ, mẫu 5; cánh hoa dài gấp ba lần lá đài, màu xanh lam. Quả nang có vách nhẵn, chia 10 ô chứa mỗi ô một hạt, hình trái xoan, dài, dẹp nhọn, bóng, màu nâu.

Hoa tháng 5-6 quả tháng 6-9. 

Bộ phận dùng: Hạt - Semen Lini, thường gọi là á ma tử.

Nơi sống và thu hái: Cây nhập nội trồng ở vùng núi phía Bắc để lấy sợi từ vỏ và lấy hạt chế dầu.

Thành phần hoá học: Hạt không có tinh bột nhưng có khoảng 10% một chất nhầy acid. Thực ra, chất nhầy này có thể chia thành hai phân đoạn, một trung tính, gồm có một xylan được thay thế bởi galactose và arabinose, một acid không đồng đều, 20-25% protein, 30-40% một chất dầu không bão hoà và những vết linamaroside (heteroside cyanogenetic) cũng có trong hạt.

Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận táo, khư phong, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông. Ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho, hen suyễn, viêm dạ dày, táo bón, sởi, chốc lở, áp xe. Có thể sắc nước uống hoặc nhai hạt và nuốt nước. Dùng ngoài lấy hạt giã đắp hoặc nấu nước rửa.

What's your reaction?

Facebook Conversations